Bố mẹ phải chú ý những điều này khi dạy con trẻ. Điều thứ 2 nhiều người mắc phải sai lầm!

Cách nuôi dạy trẻ thông minh

Trong quá trình trẻ nhỏ trưởng thành, bố mẹ luôn đóng một vai trò quan trọng nhất trong việc dạy dỗ, bồi dưỡng các con có một giá trị quan đúng đắn, tích cực.

Có thể nói, con cái giống như một tấm gương phản chiếu của bạn. Cho nên về bản chất, thật ra không có “con cái có vấn đề” mà chỉ có “người lớn có vấn đề” mà thôi.

Nếu con cái trong mắt bạn là có vấn đề thế thì ai đã tạo ra nó? Thực tế chính bạn đã tạo ra những khái niệm vấn đề, sau đó bạn phản chiếu lên bản thân con trẻ. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy con mình không ổn, thay vì vội vàng quy kết và “đào bới” vấn đề của con, thì trước hết hãy tìm kiếm căn nguyên từ bản thân mình đã.

Trên tất cả những lo lắng, muộn phiền, bạn yêu thương và nâng niu “đứa con” của mình hơn bất cứ điều gì mà bạn có. Nhưng “yêu thương cũng là cả một nghệ thuật”! Và bạn cần phải yêu thương con đúng cách. Sau đây là những sai lầm thường gặp trong cách dạy con mà nhiều bố mẹ thường mắc phải & các bố mẹ cần phải tránh

.

Quá hào phóng với con cái

Nhiều cha mẹ có thói quen tiết kiệm cho bản thân nhưng lại chi tiêu hết sức hào phóng với con cái

Chúng ta chiều chuộng chứ không phải là nuông chiều con. Vậy thì lại có một câu hỏi được đặt ra, vậy thế nào là chiều chuộng và thế nào là nuông chiều?

Khi trẻ muốn cái gì bố mẹ đáp ứng cái đấy thì đó chính là sự nuông chiều.

 Bố mẹ quá rộng rãi trong việc chi tiêu sẽ khiến các bé trở nên phung phí và ỷ lại. Ảnh minh họa.

Bố mẹ quá rộng rãi trong việc chi tiêu sẽ khiến các bé trở nên phung phí và ỷ lại.

Đã có không ít trường hợp, mục đích tốt đẹp ban đầu “cho con yêu tất cả” đã kết thúc bằng việc làm hỏng đứa trẻ, đến mức chúng chẳng bao giờ hài lòng về những gì mình đang có, lúc nào cũng đòi hỏi và không bao giờ chịu cố gắng hay suy nghĩ vì người khác.

.

Tranh cãi trước mắt con cái

Những hành động tiêu cực như đôi co cùng người khác ở nơi công cộng, tranh chấp với người thân trong gia đình, cãi nhau với đồng nghiệp trước mặt con trẻ đều vô tình tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến việc hình thành nhân cách của bé, đặc biệt là khi trẻ đang lớn.

Kết quả hình ảnh cho bố mẹ tranh cãi

Nếu các bạn đối xử không tốt với nhau, hoặc nếu các bạn chọn cách giải quyết mọi việc bằng cách gào thét vào mặt nhau, đồng nghĩa với việc các bạn đang đẩy con mình vào cách giải quyết tương tự.

Hậu quả của các hành động trên sẽ khiến con bạn có xu hướng bạo lực, thường xuyên cáu gắt và tìm cách tranh chấp với người khác.

Con trẻ thường học bằng cách nhìn việc bố mẹ làm hơn là nghe nói suông. Vậy nên bạn, với tư cách là người làm bố mẹ, nên chú ý giữ lòng bình thản, học cách điềm tĩnh trong cư xử, tránh để con trẻ hiểu lầm rằng cãi nhau, đánh nhau mới là cách để giải quyết mâu thuẫn. Hãy đối xử với nhau bằng tình yêu và sự tôn trọng, để đứa trẻ cảm nhận được giá trị và tình cảm gia đình, giúp bé cảm thấy gia đình là một tổ ấm an toàn cho bé.

.

Không tôn trọng người lớn tuổi

Nếu phụ huynh có thái độ thiếu tôn trọng người lớn, không kính trọng cha mẹ, thậm chí coi họ là gánh nặng, con cái cũng sẽ cư xử với bạn theo cách này.

Kết quả hình ảnh cho rude to the older

“Kính trên nhường dưới” là điều mà cả cha mẹ và con cái đều cần học hỏi. 

Cha mẹ giống như một tấm gương, nếu tấm gương ấy sáng, con trẻ sẽ trưởng thành một cách tốt đẹp, gia giáo. Nhưng nếu trong nhà có một tấm gương mờ, nhân cách của trẻ rất dễ phát triển lệch lạc.

Do đó, các bậc cha mẹ không chỉ cần giáo dục con cái biết “kính trên”, mà bản thân cũng phải là một tấm gương “kính già, yêu trẻ” để các bé noi theo học tập.

.

Không chấp hành kỷ luật

Ít ai biết rằng, những thói quen vô tình của cha mẹ như vượt đèn đỏ, dẫm lên cỏ, hút thuốc nơi công cộng… cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thế giới con của trẻ.

“Nếu con cư xử bất lịch sự, thì rất có thể con đã học từ bố mẹ hoặc những người sống cùng con”

Hành vi không chấp hành luật lệ hay kỷ luật khi không có người giám sát dần sẽ trở thành thói quen của trẻ, khiến các bé trở nên ương ngạnh, khó bảo và… “hư ngầm”!

Con bạn chẳng thể đẹp nổi khi ngồi chễm chệ nơi công cộng, nói to làm phiền người khác, … Bạn cười vì thấy “con đáng yêu quá”. Song những người xung quanh sẽ khó chịu. Nếu cha mẹ không nhắc nhở con trong trường hợp này sẽ khiến trẻ phát triển những thói quen mà người khác không ưa được.

Thay vào đó, các bậc phụ huynh hãy xây dựng cho trẻ một cái nhìn đúng đắn về việc tuân thủ nội quy, luật lệ. Hãy để các bé biết rằng, một người tử tế là người chấp hành nguyên tắc ngay cả khi không có ai nhìn vào!

 Hãy giúp bé hình thành thói quen tuân thủ kỷ luật từ những hành động nhỏ nhất. Ảnh minh họa.

Hãy giúp bé hình thành thói quen tuân thủ kỷ luật từ những hành động nhỏ nhất. Ảnh minh họa.

.

Thường xuyên than phiền, nói xấu sau lưng

Than phiền và nói xấu là những hành vi điển hình của nhóm người thiếu lòng bao dung. Cách hành xử này vô tình sẽ gieo vào lòng trẻ thói đổ lỗi, trách móc, oán giận người khác, hành xử không quang minh chính đại.

Vì vậy, mỗi khi có ý định buông lời than phiền, trách móc, hãy tích cực nghĩ cách giải quyết vấn đề và đặt mình vào vị trí của người khác. Điều này không chỉ giúp bạn trở thành người bao dung, rộng lượng, mà còn giúp ích cho tương lai của con cái bạn.

.

Ca ngợi con quá mức khiến con tự phụ

Những người sở hữu cá tính “tự phụ” thường xuyên coi nhẹ thành công của người khác, thậm chí chẳng bao giờ chịu thừa nhận việc bản thân mình không bằng họ.

Bố mẹ nào cũng đều muốn giúp con mình sống tốt và tự tin, nhưng điều này đôi khi thường bị quá đà. Xây dựng cho một đứa trẻ sự tự tin là tốt, nhưng không phải bằng cách khen ngợi quá lên mỗi khi bé đạt được một thành tích gì đó. Bạn hãy thể hiện sự công nhận những cố gắng và kết quả tốt mà con đạt được, nhưng hãy có chừng mực đủ để con có động lực tiếp tục phát huy chứ không phải cảm thấy mình hơn người.

Sinh trưởng trong một gia đình có người thân mang nét tính cách này, trẻ sẽ dần dần hình thành quan điểm tự cho mình là trung tâm, không có chí tiến thủ.

.

Hay cáu gắt, nóng giận, la mắng trẻ

Nếu con phạm lỗi, hãy chỉ ra điều đó một cách từ tốn và nhẹ nhàng. Không nên đầu hàng những biểu hiện của trẻ như ăn vạ, khóc lóc, cáu giận bởi chúng sẽ lặp lại hành động này. ngược đãi con cái cả về mặt thể chất lẫn tinh thần có thể tạo thành vết sẹo trong tâm hồn của chúng. Bạn có thể làm tổn thương vĩnh viễn đến sự phát triển trí tuệ của con

Kết quả hình ảnh cho la mắng trẻ

Đôi khi bạn thấy trẻ sai, đôi khi bạn thấy trẻ vô lý hay phiền phức, hãy “ra tay” chậm lại, để thực sự lắng nghe, thực sự thấu hiểu những mong muốn của trẻ. Đó cũng là một lần bạn xem lại, liệu mình đã có cách dạy con, chỉ bảo con hợp lý hay chưa.

.

Lơ là việc chơi với con

Nói về việc nuôi dạy con cái trong thế giới đầy hối hả và thực dụng hiện tại, các bậc cha mẹ thường chọn những con đường nhanh gọn nhất để tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Cho con ăn đồ ăn nhanh, cho con giải trí bằng xem phim hoạt hình hay nói chuyện với con cũng qua những dòng tin nhắn.

Từ đó, phong cách gia đình quây quần bên nhau dần trôi vào dĩ vãng. Phong cách điển hình ở thời đại này là cả gia đình cùng dán mắt vào các thiết bị điện tử trong giờ nghỉ ngơi. Thậm chí, cả trẻ em giờ đây cũng rất nghiện điện thoại hoặc máy tính bảng mà chính cha mẹ mua cho chúng.

Thay vì mua cho con cái một chiếc máy tính bảng hay thiết bị điện tử cao cấp hay đồ chơi, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian bên chúng. Gần gũi với con cũng là một cách dạy con đúng cách.Nnhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tương tác như ôm ấp, chơi với con giúp phát triển trí tuệ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đứa trẻ. Không cha mẹ nào không yêu thương con cái của mình, nhưng không phải ai cũng có thể trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng và nằm bò ra sàn chơi đùa hoặc trò chuyện với con về những điều diễn ra trong ngày của trẻ. Tuy nhiên, lúc này bạn cần thay đổi thói quen ấy.

Kết quả hình ảnh cho không chơi với con

Bạn hãy nói chuyện với con nhiều hơn, bất cứ khi nào con cần nói chuyện hoặc đang ở cùng phòng với bạn. Nhưng nếu con không muốn trả lời hoặc nói về vấn đề đó, bạn hãy thử nói về mối quan tâm của mình và gợi ý để con cởi mở, điều này chứng tỏ bạn luôn sẵn lòng với bất cứ chia sẻ nào của con và con cái sẽ cảm nhận thấy mình có vị trí quan trọng với bố mẹ.

Điều này còn giúp củng cố khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Bạn cũng có thể đọc sách cho con nghe. Hãy bắt đầu đọc sách cho trẻ ngay cả khi trẻ chưa biết chữ. Điều này sẽ đặt nền móng cho sự phát triển các kĩ năng ngôn ngữ. Những đứa trẻ được bố mẹ đọc sách cho nghe từ nhỏ có khả năng phát triển niềm đam mê đọc sách, có thành tích học tốt ở trường và thành đạt trong cuộc sống khi trưởng thành. Đọc sách cho trẻ là một trong những họat động quan trọng để nuôi dạy một đứa trẻ thông minh.

Kết nối yêu thương cùng với những tương tác được hình thành giữa bạn và con của bạn sẽ mang lại nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng tư duy.

.

Không răn dạy con cảm thông, sẻ chia với người khác 

Rất nhiều trẻ em mong muốn được nhận nhiều thứ mặc dù chúng không hề cho đi. Chúng ta nên dạy trẻ về sự yêu thương, tấm lòng nhân ái, đồng cảm với mỗi cảnh đời, cảnh người…Đây là một trong những bài học cuộc sống bạn cần dạy trẻ càng sớm càng tốt.

Kết quả hình ảnh cho trẻ ích kỷ

Vẫn sẽ không có cách dạy dỗ nào tốt hơn là việc ba mẹ làm gương cho con. Chính cách cư xử của ba mẹ trong các mối quan hệ xung quanh mới là bài học giá trị nhất để con có một tấm lòng biết yêu thương và cảm thông trong cuộc sống. Một đứa trẻ sẽ học được sự thông cảm khi nhìn thấy người lớn ôm một người bạn đang khóc, khi bạn chia buồn với gia đình một người quen có người thân vừa qua đời hay động lòng trắc ẩn trước một người vô gia cư, hay khi bạn ở nơi công cộng và thấy những người tốt bụng và chia sẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy.

.

Không nhận sai

Có không ít các bậc phụ huynh không bao giờ nói câu “xin lỗi” đối với con trẻ. Họ cho rằng, người lớn không có nghĩa vụ phải xin lỗi trẻ con, dù cho đó là lỗi của mình.

Bản thân phạm sai lầm nhưng lại không có can đảm để thừa nhận, thậm chí tìm cách đổ lỗi cho người khác. Hành động này của cha mẹ hoàn toàn có thể tác động tới nhận thức của con cái, biến trẻ trở thành người thiếu trách nhiệm.

Lời xin lỗi vốn dĩ là thứ không phân biệt tuổi tác, địa vị. Không chỉ con trẻ, mà cả người lớn cũng cần nhận lỗi khi mắc phải sai lầm.

Không ai là hoàn hảo; vì vậy nếu bạn phạm sai lầm, không nên che giấu nó, hãy để con biết rằng bạn đã làm điều xấu và rất xin lỗi về điều đó. Con sẽ biết rằng ai cũng có thể phạm sai lầm, nhưng hoàn toàn có thể sửa sai nếu người ta nhận ra sai lầm sớm và biết chịu trách nhiệm về những điều đó. Khi bạn nói lời xin lỗi, và thừa nhận sai lầm của mình, trẻ sẽ học được cách biết tự chịu trách nhiệm và sự khiêm tốn – phẩm chất rất quan trọng của một công dân tốt.

.

Kìm hãm sự năng động của con cái

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng con mình sẽ “con khổ”, “con mệt” hoặc mắc bệnh sau khi tiếp xúc với nắng, gió, bụi khi vui chơi ngoài trời. Ngoài ra, tâm lý e ngại con tự do chơi đùa bên ngoài sẽ không phát triển tình cảm gắn bó với bố mẹ nên họ chọn cách bao bọc con mình thay vì khuyến khích trẻ tự do vui chơi khám phá.

Kết quả hình ảnh cho trẻ vui chơi ngoài trời

Thói quen kìm hãm tính năng động của cha mẹ sẽ biến các con trở thành những “bông hoa trong lồng kính”. Điều này không những hạn chế việc kết bạn, giao lưu, trau dồi học hỏi của con cái mà còn khiến các bé trở nên yếu ớt, ỷ lại.

.

Không dạy con tự lập

Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con mình đến tận răng, và điều đó làm mất giá trị của việc nỗ lực và tự lập khi đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ ỉ lại, muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho chúng từ việc dọn phòng ốc cho đến việc luôn được che chở khỏi mọi tổn thương… ngoài những kiến thức học từ trường lớp, bé còn cần được học cách trở thành người biết cám ơn, xin lỗi, cũng như được chuẩn bị để có bản lĩnh đối mặt với những thất vọng sẽ phải gặp trong cuộc đời.

Khi giây dày của con bị tuột, trẻ có thể tự buộc lại chúng nhưng cha mẹ lại tranh phần công việc đó, không để trẻ tự làm, như vậy gọi là nuông chiều. Sự nuông chiều này vô tình đã tước mất của trẻ cơ hội để tự lập, khiến các bé hình thành cách sống chỉ biết nhận lại mà không muốn cho đi.

Hình ảnh có liên quan

Nếu bạn không để con tự trải nghiệm mọi khía cạnh của cuộc sống, chúng sẽ trở nên vô cùng lệ thuộc vào người khác, mềm yếu và không thể tự giải quyết các vấn đề của mình mà phải tìm kiếm sự giúp đỡ ngay cả trong hoàn cảnh không nghiêm trọng.

Dạy cho con trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là bạn yêu chúng ít hơn, mà ngược lại, bạn đang yêu con rất nhiều.

.

Áp đặt con

Trẻ con dù còn bé nhưng vẫn đã là một cá thể riêng, có suy nghĩ, mơ ước, và một tương lai riêng. Cha mẹ không nên hướng cách ăn mặc như người lớn lên trẻ con. Chỉ vì giấc mơ được giàu có của cha mẹ, không có nghĩa là họ để đứa con gái bốn tuổi của mình ăn mặc như một “quý bà thành đạt”; tương tự như việc đàn hay, vẽ giỏi – đó là thứ bố mẹ muốn chứ chưa chắc đã phải là ý thích của con.

Kết quả hình ảnh cho Áp đặt con

“Cách nuôi dạy con tích cực là cha mẹ luôn tôn trọng nhu cầu và cảm xúc của trẻ cũng như trẻ tôn trọng cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ luôn khuyến khích, động viên trẻ phát triển cá tính riêng. Bạn cần dạy trẻ học cách tự tin và yêu bản thân”

Bạn hãy dạy con về đam mê, giới thiệu cho con về cuộc sống, nhưng hãy tôn trọng lựa chọn của con chứ đừng nên chủ quan nghĩ điều gì là tốt mà bắt con mình phải theo.

.

Nói mà không làm

Cha mẹ phải là nơi đầu tiên được con cái tin cậy. Khi răn đe con rằng chúng sẽ bị phạt nếu cứ làm việc A hay việc B, hoặc đã hứa hẹn gì với con, bạn hãy theo đến cùng lời nói của mình. Cả việc hứa thưởng lẫn hứa phạt, nếu không được thực hiện thì đều không hay. Hãy để con hiểu thế nào là “đã nói là làm”, thế nào là chữ tín. Nếu bạn không giữ lời, con sẽ cho rằng những gì bạn nói chẳng có gì là nghiêm túc cả, và thế thì làm sao bạn dạy được con mình đây? Như vậy bạn sẽ gặp thất bại trong việc nuôi dạy trẻ con mà thôi.

Kết quả hình ảnh cho giữ lời hứa

 

Nuôi con đã khó, để dạy dỗ con còn khó hơn gấp nhiều lần. Làm cha mẹ, ai cũng yêu thương con, nhưng để yêu thương con đúng cách thì bản năng làm mẹ thôi chưa đủ. Bạn còn cần có sự hiểu biết, sự kiên trì, thời gian, sự phối hợp giữa những người lớn trong gia đình.

Bởi yêu thương đúng cách sẽ là liều thuốc tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách và tạo nên cả nhân cách sau này cho con nữa.

Bố mẹ phải chú ý những điều này khi dạy con trẻ. Điều thứ 2 nhiều người mắc phải sai lầm!
4.0 trên 354 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status