Nhân chuyện Khải silk bán khăn Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam, niềm tin của người tiêu dùng sẽ đi về đâu trước thị trường hàng hóa thiếu kiểm soát

Scandal của Khải Silk

Nếu từng cầm một chiếc khăn lụa “Khaisilk” đi tặng bạn bè quốc tế hẳn bạn sẽ rất tự hào khi giới thiệu đây là hàng “Made in Vietnam”.

Vậy mà mấy ngày gần đây niềm tự hào ấy đã mất, bạn giật mình nghĩ lại, phải chẳng chiếc khăn “Made in Vietnam” năm nào thực chất lại là “Made in China”?

Điều này khiến không ít khách hàng, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng đồ lụa của nhãn hàng này hoang mang.

Trước thông tin này, cuối cùng đại gia Khải Silk cũng đã lên tiếng thừa nhận nhập lụa từ Trung Quốc từ lâu và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.

Vu viec Khaisilk va moi lo hang Trung Quoc thong linh hinh anh 3

Nếu lướt trên các website bán hàng trực tuyến của Trung Quốc như taobao, alibaba… thì dễ nhận thấy nhiều mẫu mã khăn lụa tương tự như sản phẩm Khải Silk nhưng mức giá thì “một trời, một vực”.

Khăn lụa Khải Silk bán hàng triệu đồng, mẫu tương tự bên Trung Quốc chỉ bằng 1/10 mức giá - Ảnh 2.

Chẳng hạn, mẫu khăn lụa này thương hiệu Khải Silk niêm yết giá dưới 2 triệu đồng.

Khăn lụa Khải Silk bán hàng triệu đồng, mẫu tương tự bên Trung Quốc chỉ bằng 1/10 mức giá - Ảnh 3.
Khăn lụa Khải Silk bán hàng triệu đồng, mẫu tương tự bên Trung Quốc chỉ bằng 1/10 mức giá - Ảnh 4.

Thì trên các website bán hàng online của Trung Quốc, mẫu mã như thế này chỉ có giá tầm hơn 400 ngàn đồng.

Khăn lụa Khải Silk bán hàng triệu đồng, mẫu tương tự bên Trung Quốc chỉ bằng 1/10 mức giá - Ảnh 5.

Đây có vẻ là mẫu khăn mà ngài Khải Silk rất chuộng nên mới sử dụng để làm hình cover cho trang Facebook của thương hiệu mình. Nó chắc chắn có mức giá hơn 1 triệu đồng.

Khăn lụa Khải Silk bán hàng triệu đồng, mẫu tương tự bên Trung Quốc chỉ bằng 1/10 mức giá - Ảnh 6.

Trên trang Trung Quốc, giá của nó chỉ khoảng… 100 ngàn đồng, tức là bằng 1/10!

Khăn lụa Khải Silk bán hàng triệu đồng, mẫu tương tự bên Trung Quốc chỉ bằng 1/10 mức giá - Ảnh 7.

Quan trọng hơn nữa, đây là một thiết kế rất nổi tiếng của Hermes – nhà mốt cao cấp nước Pháp. Không xét về khoản xuất xứ Trung Quốc thì có vẻ như ngài Khải Silk còn “bán nhầm” hàng nhái (?!)

Khăn lụa Khải Silk bán hàng triệu đồng, mẫu tương tự bên Trung Quốc chỉ bằng 1/10 mức giá - Ảnh 8.

Nếu so sánh một mẫu khăn khác của Khải Silk…

Khăn lụa Khải Silk bán hàng triệu đồng, mẫu tương tự bên Trung Quốc chỉ bằng 1/10 mức giá - Ảnh 9.

… với các sản phẩm giá chỉ hơn 20 ngàn đồng thì rõ ràng chẳng có mấy sự khác biệt.

Nếu chỉ đánh giá bằng mắt thường thì khăn Khải Silk và khăn Trung Quốc giống nhau hơn 90%, giá cả thì lệch nhau đến 90%. Nếu có chăng sự khác biệt về chất liệu giữa thương hiệu của Khải Silk và hàng Trung Quốc, ắt ngoài bản thân ngài doanh nhân thành đạt thì chẳng mấy ai rõ.

Tự hào và đặt niềm tin vào Khaisilk bao nhiêu, người tiêu dùng càng thất vọng bấy nhiêu khi công ty bị tố bán khăn lụa tơ tằm xuất xứ Trung Quốc nhưng dán mác Việt Nam.

Nhắc đến lụa Khaisilk, người ta nghĩ ngay đến một thương hiệu “made in Việt Nam” sang trọng, đẳng cấp. Nhiều du khách tìm mua bằng được một chiếc khăn Khaisilk làm kỷ niệm, trong khi không ít người Việt cũng lựa chọn sản phẩm này làm quà tặng cho đối tác trong những sự kiện quan trọng.

Nhưng câu chuyện về chiếc khăn lụa ở đây lại không phải chuyện liên quan đến sản phẩm một cách đơn giản như thế. Hoàng Khải đang bán sản phẩm bằng thương hiệu, trong khi thương hiệu đó lấy tiền của khách nhờ điều gì? Là niềm tin! Chính vì có niềm tin, khách hàng mới sẵn lòng bỏ ra một số tiền rất lớn để mua sản phẩm của Hoàng Khải.

Cũng giống như trường hợp Khaisilk, trên thị trường thường xuyên xuất hiện hàng loạt hàng hóa Trung Quốc gắn mác Made in Việt Nam, đặc biệt hàng tiêu dùng, may mặc… Không khó để tìm thấy những bộ đồ “hàng hiệu” bán trong các cửa hàng lớn với giá hàng triệu đồng – trong khi chỉ mấy bước chân ra hè phố, chợ, ngách nhỏ, bạn đã có thể tìm thấy những bộ đồ giống hệt với cùng chất liệu, giá chỉ bằng 1/3, thậm chí còn rẻ hơn rất nhiều.

Việc làm giả, hay bán hàng giả, nhập hàng Trung Quốc về gắn mác thương hiệu Việt bán trôi nổi trên thị trường là rất nhiều. Doanh nhân Việt Nam nhập hàng Trung Quốc về bán, vì thời thế thị trường, vì tham (quá rẻ, mẫu mã nhiều dễ bán, giao nhanh, trả tiền chậm…). Và rồi có những người thành ra ác vì làm thui chột những DN đang nỗ lực kinh doanh chân chính, làm hỏng niềm tin người tiêu dùng với hàng thật, và có khi bán hàng độc, hại người

Độc giả & người tiêu dùng nói gì?

“Mua danh ba vạn bán danh ba đồng”. Ghi nhớ câu nói này thật sâu trong lòng, nếu muốn xây dựng cho mình một thương hiệu “đẳng cấp” trong lòng khách hàng. Có thể thương hiệu của bạn chưa được lên được một cái tầm, cái đẳng nào đó. Nhưng sự chân thật, trung thực, kiên trì, đam mê và khiêm tốn nó sẽ giúp bạn xây dựng được thương hiệu được yêu mến, uy tín và lâu dài.” độc giả Bé Mập cho hay.

Độc giả Bùi Đăng cho rằng “Gom củi ba năm, thiêu 1 phút! Tất cả là ở cái “Tâm” không sáng”. “Cái mất lớn nhất là mất niềm tin của người tiêu dùng. Bây giờ, Khaisilk mà có nói gì người tiêu dùng cũng không tin và quay lưng lại với sản phẩm. Bài học nhớ đời của các doanh nghiệp làm ăn “treo đầu dê bán thịt chó

Độc giả Nguyễn Xâm phân tích: “Mình ở Móng Cái nên hiểu khá rõ, có những cửa hàng bán kính và đồng hồ toàn trà trộn găm hàng Trung Quốc bán cùng hàng hiệu. Hàng chính hãng đúng, giá khá cao vì vậy nhập hàng Trung Quốc giá cực rẻ. Còn mỹ phẩm thì thôi rồi, không thiếu loại gì, nhập vào chưa tới 100.000 đồng, bán ra với 1,5 triệu đồng, siêu lợi nhuận”

“Đáng buồn cho người tiêu dùng Việt Nam là tốn tiền cũng không chắc đã mua được hàng tốt, đúng với lời giới thiệu sản phẩm của nhà cung cấp. Từ bán hàng trực tiếp đến trực tuyến, người tiêu dùng cứ phải mò mẫm mua hàng cứ tặc lưỡi hên xui; Những người làm ăn chân chính thì thiệt hại thua lỗ; Cơ quan quản lý thì “quá mỏng” không đủ lực lượng, phương tiện để phát hiện; Chế tài xử phạt e rằng chưa làm chùn bước những kẻ gian lận, lừa đảo. Các mặt hàng đều có sự bát nháo, khốn khó cho người dân”, Độc giả Hương Vũ nhận xét.

Nhân chuyện Khải silk bán khăn Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam, niềm tin của người tiêu dùng sẽ đi về đâu trước thị trường hàng hóa thiếu kiểm soát
4.4 trên 332 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status