Site icon MUA VÀ ORDER HÀNG MỸ NHANH CHÓNG

Hi-Res Audio là gì và bạn có cần phải quan tâm tới nó không ?

nhạc Hi-Res là gì

Monospace-Hi-Res-Audio-1.jpg
Các nhãn thu thường không bỏ qua cơ hội “kiếm thêm” khi giới thiệu lại với người dùng những bản thu cũ sử dụng “các công nghệ thu âm mới hơn làm tăng chất lượng âm thanh”. Mới đây nhất là phong trào Hi-Res Audio với khả năng cung cấp chất lượng âm thanh cao hơn CD và đến gần hơn với chất lượng của các bản thu master. Các audiophile đã và đang đuổi theo “giấc mơ hi-fi” trong nhiều thập kỷ qua, tạo thành 1 thị trường tuy nhỏ nhưng rất vững chắc. Các dịch vụ stream tuy lên ngôi không lâu nhưng đã tạo ra khá nhiều “làn sóng mới”, trong đó có hình thức mới nhất hiện nay: Hi-Res streaming

Hi-Res streaming được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng mới nhằm đem lại lợi nhuận nhiều hơn nữa cho các hãng thu, còn việc khách hàng có được thêm gì không thì không qua đáng quan tâm. Câu hỏi ở đây là bạn có cần phải chạy đua theo nó hay không? Nếu bạn trả thêm tiền cho dịch vụ premium Tidal Master liệu bạn có thể nghe thấy các khác biệt trong dàn âm thanh của mình? Ngay cả trường hợp những nhãn thu tuyên bố họ muốn cấp phép bản thu Hi-Res cho các dịch vụ stream, điều này cũng chẳng có ý nghĩa gì mấy khi các dịch vụ stream không có khả năng hỗ trợ đầy đủ.

Hi-Res Audio là gì?

Hi-Res Audio thường được gọi chung cho các định dạng nhạc chất lượng cao (lossless) như FLAC hay ALAC rip trực tiếp từ CD, theo lý thuyết sẽ bảo toàn được các thông tin âm thanh như CD gốc. Tuy nhiên, điều cần đáng chú ý ở đây là ngay cả CD với chất lượng 44.1khz/16bit vẫn chưa phải là cao nhất mà chúng đã được downsample từ bản thu gốc có chất lượng cao hơn nhiều (khoảng 384khz/24bit).

Thông số “sample rate” của âm thanh thể hiện chất lượng và độ chi tiết của nó với số lượng lần lấy mẫu (sample) được thực hiện trong mỗi giây (ví dụ 44.100 hz nghĩa là 44.100 lần mỗi giây). Số bit thì thể hiện độ chính xác của âm thanh, bit càng cao thì các cung điệu âm càng chi tiết và ngược lại. Nói cách khác, thông số “sample rate” chính là “độ chính xác âm học” của bài hát khi thu trong phòng thu.

Tuy nhiên do vấn đề băng thông của thế giới âm thanh số, âm thanh chất lượng CD sở hữu 1 điểm yếu chết người là dung lượng quá lớn. Vì thế để có thể truyền tải tốt nó người ta cần sử dụng các thuật toán nén nhạc như MP3 (Google), AAC (iTunes, Apple Music) hay OGG (Spotify). Quá trình nén này làm mất đi 1 số thông tin trong bài nhạc và làm âm thanh không còn chính xác như ban đầu. Tai người có khả năng nghe trong khoảng 20 hz ~ 20 khz tuy nhiên đa số file MP3 đều bị giới hạn ở mức khoảng 18.5 khz, điều này có nghĩa là tất cả các chi tiết âm thanh trong khoảng 18.5 khz ~ 20 khz sẽ bị mất đi khi nén file, cộng thêm khả năng làm ảnh hưởng đến các tần số âm thanh thấp hơn.

Ngày nay file nhạc Hi-Res hầu như có thể được tải về qua các dịch vụ bán nhạc online hay thậm chí tiện lợi hơn nữa là truy cập trực tiếp qua các dịch vụ stream Hi-Res. Tidal hiện đang là dịch vụ stream Hi-Res mạnh mẽ, cung cấp 1 thư viện giới hạn (khoảng 30.000 tác phẩm) các bản thu Tidal Master cho tài khoản đăng ký Tidal HiFi. Apple Music cũng có tin đồn sẽ ra mắt dịch vụ stream Hi-Res của riêng mình, ngay cả HDTracks cũng demo 1 phiên bản thử nghiệm cho mô hình stream Hi-Res.

Tidal Masters và HDTracks hiện đang sử dụng chuẩn mã hóa nhạc mới MQA (Master Quality Authenticated) tuy xuất hiện cách đây không lâu nhưng đang rất “được lòng” các nhãn thu và dịch vụ streram nhờ vào tính bảo mật cực cao của nó. Spotify và Apple hiện cũng có thể đang manh nha tích hợp chuẩn nhạc này vào hệ thống của mình, tuy nhiên điều này vẫn chưa được xác nhận. Không miễn phí và mở rộng như FLAC, MQA có nguồn khép kín và độc quyền. Vì thế nếu bạn không có các phần mềm được cấp phép như Tidal ($19.99/tháng), Roon ($120/năm) hay Audirvana ($75), cộng thêm phần cứng (cũng phải được cấp phép) như Meridian Explorer² (khoảng $200) thì hầu như các file MQA sẽ không “chịu” chơi đúng chuẩn Hi-Res. Nếu thiếu phần mềm, MQA chỉ còn 44.1 hoặc 48 khz, còn thiếu phần cứng thì chỉ giải mã được khoảng 69 khz.

Người dùng cần những gì?

Với thiết bị phần cứng đúng chuẩn, file nhạc Hi-Res sẽ có khả năng mở ra 1 chân trời mới cho trải nghiệm chơi nhạc của bạn. Hai trong số những phần cứng quan trọng nhất mà bạn sẽ cần đến là 1 chiếc tai nghe tốt và 1 thiết bị DAC (Digital-to-Analog Converter). Và cho dù bạn có nghi ngờ như thế nào đi nữa, phần cứng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng âm thanh tổng thể. Nếu 1 chiếc DAC được xem là quan trọng trong dàn âm thanh nói chung thì để chơi file Hi-Res, sự hiện diện của nó là bắt buộc. DAC càng tốt thì âm càng “sạch”, tuy nhiên không chỉ có những chiếc DAC gắn ngoài mà hầu hết các thiết bị chơi nhạc thông thường đều có DAC tích hợp dù đó là dàn âm thanh xe hơn, loa bluetooth hay chính chiếc smartphone của bạn.

DAC tích hợp thường chỉ có chất lượng trung bình (tối đa 16bit) vì thế nâng cấp lên 1 con DAC riêng gắn ngoài là điều đầu tiên bạn nên làm khi muốn chơi Hi-Res audio. Mức giá của chúng cũng dao động từ khoảng $40 đến vài nghìn $ nên chắc chắc bạn sẽ có rất nhiều tùy chọn phong phú.

Mục tiêu là gì?

Ngay cả với file Hi-Res và dàn âm thanh có giá trị kếch xù, bạn vẫn phải nhớ rằng cấu trúc tai của mỗi người là khác nhau và chưa chắc bạn sẽ có thể nghe được âm thanh chi tiết hơn dùu file đó có bit-rate cao đến đâu chăng nữa. Thêm 1 điều đáng chú ý là theo khoa học, tai người có giới hạn nghe không vượt quá 20 khz nên ngay cả với người có thính lực hoàn hảo vẫn hiếm khi nhận biết được các chi tiết đầy đủ của file 24-bit/384kHz. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, việc nâng cấp lên 1 chiếc DAC rời sẽ là điều cần thiết nếu bạn muốn hướng đến chất lượng âm thanh.

Tương lai của Hi-Res audio

Dù thói quen nghe của bạn là gì thì việc “chuyển hóa” sang Hi-Res audio sẽ cần các động lực từ chính bản thân bạn. Nếu bạn không sẵnn sàng đầu tư vào các sản phẩm loa hay tai nghe cao cấp, bạn sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được sự khác biệt này. Hi-Res tuy rất tuyệt vời nhưng chưa chắc nó phù hợp với tất cả mọi người. Hiện nay smartphone đang là thiết bị nghe nhạc thông dụng nhất trên thị trường, trong số đó có cả những chiếc smartphone có hỗ trợ Hi-Res audio mà không cần phải dùng DAC gắn ngoài. iPhone không có jack 3.5mm cũng là 1 lợi thế cho các hãng phát triển những chiếc tai nghe có kèm DAC sử dụng jack Lightning.

Nếu bạn muốn thử trải nghiệm Hi-Res audio mà không muốn thay đổi thói quen stream của mình, bạn có thể sử dụng ngay chiếc máy tính cùng tài khoản dùng thử Tidal HiFi để stream MQA thông qua thiết bị DAC có hỗ trợ. Tiết kiệm hơn, FLAC và ALAC sẽ là thử nghiệm thứ 2 cho bạn mà không phải tốt kém thêm để đầu tư phần cứng. Dĩ nhiên việc “chuyển hóa” này sẽ tốn nhiều tiền bạc và công sức, tuy nhiên 1 khi đã trải nghiệm được Hi-Res là gì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quay lại làm “nông dân MP3” như xưa nữa đâu. Thật đấy.

Exit mobile version