Dù có “lách luật” như thế nào, bạn cũng khó mà qua mắt được sự tinh tường của họ đâu!
Hàng ngày, sân bay phải tiếp nhận hàng trăm chuyến bay với hàng nghìn hành khách lui tới. Với số lượng khủng khiếp đến vậy, làm thế nào để nhân viên sân bay có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ kiểm tra hành lý và hành khách đến từ khắp nơi trên thế giới?
Điều này hoàn toàn có thể , nếu bạn biết được 9 sự thật thú vị mà chỉ người trong ngành hàng không mới biết
1. Máy quét “xuyên thấu” giúp nhân viên kiểm tra khách hàng
Ở một số quốc gia, sẽ có những máy quét đặc biệt (còn có tên gọi là “Naked Scanner”) sẽ kiểm tra khách hàng trước khi lên máy bay. Nhân viên sẽ yêu cầu bạn giơ cả hai tay lên khi đi qua máy quét này.
Khi đi qua máy, nhân viên sẽ kiểm tra bạn trong trạng thái “trần như nhộng” để xem bạn có đang mang thứ gì bất hợp pháp trên người hay không.
2. Nhân viên sân bay nắm bắt được hành vi của khách hàng
Tại sân bay, một số nhân viên được gọi là profiler – chuyên gia phân tích hành vi con người. Họ có nhiệm vụ để mắt đến những dấu hiệu “không lời” của những khách hàng đáng nghi.
Nếu các profiler nhận ra những bất thường từ hành khách như hành động liếm môi, đảo mắt nhìn quanh… – những vị khách này sẽ được lưu tâm đặc biệt, đôi khi được mời vào phòng giám sát để “xơi nước”.
3. Họ cũng biết cả… mức độ kích động của khách!
Một số camera đặc biệt được trang bị để phát hiện được hành khách nào đang có “ma men” hay đang bị kích động bởi dùng thuốc cấm. Dữ liệu từ máy quay sẽ chuyển đến hệ thống phân tích về mức độ kích động (qua hình ảnh cảm ứng nhiệt màu đỏ từ hành khách đó).
Sau đó, các nhân viên bảo vệ sẽ mời họ đến phòng giám sát để kiểm tra.
4. Nhân viên sân bay thực sự không biết hành lý của khách hàng bị thất lạc
Rất nhiều trường hợp bị mất hành lý và khách hàng hỏi những người nhân viên rằng: “Hành lý của tôi đang ở đâu?”.
Nhưng thật sự là họ… không biết, khi hành lý vốn được máy quét mã vạch tự động và chuyển đến nhân viên chuyển hành lý.
Đôi khi, máy quét cũng có những sai sót nhất định (chẳng hạn như bạn quên xé mã vạch cũ trên vali), hành lý của bạn sẽ bị chuyển sai địa điểm mà nhân viên không biết.
5. Chó nghiệp vụ cũng có nhiệm vụ… kiểm tra hành lý
Trước khi được vận chuyển lên máy bay, hành lý của bạn phải qua 5 bước kiểm tra. Một trong những bước này sẽ bao gồm việc kiểm tra mùi thuốc hay hóa chất bất thường bởi các chú khuyển nghiệp vụ.
6. Thức ăn cho hành khách luôn được chuẩn bị sẵn
Với những lịch trình chuyến bay dày đặc, các nhà bếp cung cấp thức ăn cho hành khách sẽ phải hoạt động 24/7 nhằm đảm bảo đủ số lượng được yêu cầu. Và mỗi lần chuẩn bị này sẽ phải mất từ 6 – 10 tiếng.
7. Kiểm soát viên sẽ là người điều hành chuyến bay cất cánh khi nào và đến trạm nào
Kiểm soát viên không chỉ là người điều hành chuyến bay trên không như trên phim ảnh. Họ còn có nhiệm vụ điều khiển việc tiếp đất và bật đèn ở bãi đáp.
Một kiểm soát viên hàng không sẽ làm việc với 5 màn hình hiển thị, thông tin về thời tiết và chuyến bay sẽ chuyển tiếp liên tục để kịp với tiến độ.
8. Bạn sẽ bị “trục xuất” nếu visa hết hạn giữa chừng
Hãy chú ý về hạn visa của đất nước bạn đến. Vì nếu như nhân viên sân bay phát hiện được visa của bạn hết hạn trước ngày về, họ sẽ thông báo đến hãng hàng không phụ trách chiều đi của bạn để sắp xếp đưa bạn về trong ngày hôm đó.
Và để “đền bù” cho sai sót không đáng có này, hãng sẽ phải chịu toàn bộ chi phí (bao gồm vé luợt về và các phí tổn khác) cho bạn.
9. Bạn cầm gì trong tay, họ đều biết cả!
Trước khi bắt đầu ngày làm việc, nhân viên hàng không sẽ đưa mẫu thử các loại hóa chất “cấm” ở sân bay vào một loại máy phân tích phân tử mùi (gọi là atomizer) với mục đích kiểm tra những khách hàng tình nghi.
Khi được kiểm tra, nhân viên sẽ yêu cầu bạn nắm một loại giấy đặc biệt, trước khi đưa vào máy quét kiểm tra.
Nguồn: Brightside