Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon

mẹo mua hàng trên amazon

Bên cạnh những đánh giá công tâm thì Amazon cũng tràn ngập rất nhiều bài review nhằm quảng bá cho sản phẩm mà bạn cần phải cực kì tỉnh táo để nhận diện để tránh “tiền mất tật mang”.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, mua sắm chưa bao giờ dễ dàng đến thế với hàng loạt nền tảng thương mại điện tử uy tín và tiện lợi, mà tiêu biểu nhất chính là Amazon. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, từ một trang web chuyên bán sách, Amazon giờ đây đã trở nên lớn mạnh với hệ sinh thái sản phẩm đa dạng cùng quy mô toàn cầu. Sẽ không hề quá lời nếu khẳng định bạn có thể tìm được mọi thứ từ dịch vụ này, kể cả là những món đồ kì lạ nhất. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có 2 mặt và Amazon cũng không ngoại lệ. Hãy khoan bàn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ giao hàng của họ, chỉ riêng phần đánh giá sản phẩm thôi cũng sẽ khiến bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi “mở hầu bao”. Bởi vì bên cạnh một số nhận định khách quan và có tâm là rất nhiều những đánh giá nhằm quảng bá một cách quá lố cho sản phẩm để thuyết phục khách mua hàng.  Nguy hiểm hơn, các đánh giá này thậm chí còn rất chi tiết với đầy đủ thông tin được trình bày rõ ràng, mạch lạc và đôi khi là hai hước để chiếm cảm tình của người đọc.

Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon - Ảnh 1.

Amazon là một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới, nhưng hãy cẩn trọng với phần đánh giá sản phẩm trên trang web này.

Dưới đây là một số website cùng những mẹo sẽ giúp bạn tỉnh táo khi đọc review sản phẩm, tránh rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang” chỉ vì tin lầm vào những bài đánh giá giả mạo. Những trang web hữu dụng Fakespot Fakespot cung cấp một phương pháp lọc review sản phẩm hoàn toàn mới, cho phép bạn tìm kiếm và theo dõi những đánh giá khách quan, chính xác nhất. Trang web này sử dụng công nghệ độc quyền của mình để phân tích hàng triệu bình luận tích cực về sản phẩm, tìm những dấu hiệu bất thường và loại bỏ các đánh giá “tích cực thái quá”.

Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon - Ảnh 2.

Fakespot sẽ loại bỏ những review sản phẩm tích cực đến mức đáng ngờ.

Tất cả những gì bạn cần làm là copy link URL của sản phẩm mà bạn đang tham khảo vào Fakespot. Trang web này sẽ lập tức quét cũng như phân tích thông tin từ cả phần review lẫn những người đã viết review đó và đưa ra kết quả cuối cùng theo thang điểm A – F: A đồng nghĩa với 90 – 100% review tốt cho sản phẩm đều có độ chính xác cao, còn F thì mức độ giảm xuống chỉ còn 44% hoặc thấp hơn. Bên cạnh đó, Fakespot cũng sẽ cung cấp điểm số trung bình từ toàn bộ các bình luận đánh giá về sản phẩm mà bạn định mua. Hãy cùng thử nghiệm chất lượng dịch vụ mà Fakespot cung cấp với tai nghe Sony WH-100xM2, một trong những sản phẩm tai nghe tốt nhất hiện nay và đang có giá 348 USD trên Amazon. Và kết quả thu được cũng không quá bất ngờ với mức điểm A, đồng nghĩa với việc hơn 90% review tốt về thiết bị này đều là sự thật và có thể tin tưởng được.

Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon - Ảnh 3.

Là một thiết bị tai nghe hàng đầu nên không có gì bất ngờ Sony WH-100xM2 nhận được nhiều review tích cực trên Amazon.

ReviewMeta Cơ chế hoạt động của ReviewMeta cũng tương đối giống với Fakespot: Bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL của sản phẩm trên Amazon và trang web này sẽ lập tức phân tích cũng như nhận dạng những bất thường trong cấu trúc, văn phong của phần review. Điểm khác biệt nằm ở chỗ thay vì đánh giá dựa trên tham điểm A – F, ReviewMeta lại sử dụng 3 tiêu chí: “đáng tin cậy”, “đáng báo động” và “giả mạo”. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng kết quả “giả mạo” không ám chỉ đến chất lượng của sản phẩm. Đó chỉ là đánh giá của thuật toán sau khi phát hiện ra những điểm bất thường từ những bài review quá tích cực và có phần phi thực tế.

Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon - Ảnh 4.

ReviewMeta cũng có thể phân tích và đánh giá mức độ đáng tin cậy của các review sản phẩm trên Amazon.

Ngoài ra, ReviewMeta cũng cung cấp thêm những thông tin bên lề như những reviewer nào không mua hàng mà chỉ viết nhận xét để quảng cáo cho sản phẩm hay mối tương quan giữa độ dài của bài đánh giá với chất lượng thực tế của sản phẩm. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn và giúp bạn xác định review nào mới thực sự đáng tin cậy. Trở lại với ví dụ về tai nghe Sony WH-100xM2, thật bất ngờ khi ReviewMeta lại cho ra kết quả có phần khác biệt so với Fakespot.  Cụ thể, ReviewMeta đã “cắm cờ” 200 review đáng khả nghi và nhận định phần đánh giá sản phẩm tai nghe này là “đáng báo động”. Tuy nhiên, điểm số tổng quan cuối cùng mà trang web này đưa ra vẫn là 4.2/5 sao, chỉ kém điểm số ban đầu 0.1 sao, đồng nghĩa với việc đa số những review trên Amazon dành cho tai nghe Sony WH-100xM2 vẫn tương đối đáng tin cậy.

Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon - Ảnh 5.

Dù kết quả cuối cùng là “đáng báo động” nhưng ReviewMeta vẫn đánh giá rất cao những review cho tai nghe Sony WH-100xM2

Một số mẹo khác Hãy để ý đến ngôn ngữ, văn phong Hãy cẩn trọng với những phần review mang văn phong quảng cáo, tâng bốc sản phẩm quá nhiều.  Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến những đặc điểm trình bày bất thường, ví dụ như viết in hoa mọi cụm từ hay sử dụng dấu câu một cách vô tổ chức. Đây đều là những dấu hiệu của một bài review giả mạo.

Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon - Ảnh 6.

Hãy chú ý đến ngôn ngữ và văn phong của bài review.

Kiểm tra website của bên bán Nếu bạn không thể tìm thấy đường link đến trang web của nhà sản xuất hay bên đăng bán sản phẩm, hãy coi chừng! Chỉ dựa vào phần review để tiến hành giao dịch thông qua nền tảng Amazon thôi là chưa đủ, đặc biệt là nếu sản phẩm bạn mua cần phải có chế độ bảo hành chặt chẽ, như các thiết bị điện tử chẳng hạn.

Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon - Ảnh 7.

Hãy luôn tìm kiếm trang chủ của bên bán sản phẩm để tìm kiếm thêm những thông tin cần thiết.

Hãy chú ý đến hình ảnh sản phẩm Hãy chịu khó đọc thật kĩ phần review khi tìm hiểu về một sản phẩm, có thể bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều review khác nhau nhưng lại sử dụng chung hình ảnh minh họa. Đây có thể là một chiêu trò quảng cáo mà bên bán áp dụng để thuyết phục người mua hàng qua Amazon. Tìm hiểu thông tin về reviewer Hãy lưu ý khi phát hiện ra một reviewer mới chỉ viết duy nhất 1 review, hoặc ngược lại, viết quá nhiều review trong một khoảng thời gian ngắn. Đó có thể chỉ là tài khoản ảo được tạo ra nhằm mục đích quảng cáo cho sản phẩm.

Bí kíp đơn giản giúp bạn vạch mặt những bài review tâng bốc sản phẩm khi mua hàng trên Amazon
4.9 trên 324 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status