Đây cũng là những tên tuổi lớn, được yêu thích nhất thế giới trong nhiều năm qua. Những cái tên có thể kể tới là Louis Vuitton, Chanel, Prada, Dior, Hermes…
——————
Louis Vuitton: Năm 2016 vừa qua là năm chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn của thương hiệu Louis Vuitton. Cổ phiếu tăng vọt trong tháng 7, Michael Burke được thăng chức Giám đốc điều hành, ngay sau đó cô bổ nhiệm Delphine Arnault làm Phó Giám đốc điều hành.
Tháng 11, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Marc Jacobs quay trở lại sau 16 năm tập trung vào công việc, Giám đốc sáng tạo Nicolas Ghesquière cũng trở lại với vị trí của mình.
Louis Vuitton đã trở thành thương hiệu độc quyền của Tập đoàn LVMH. Và đương nhiên, một lần nữa, những sản phẩm của LV được công chúng đón nhận và giới thượng lưu yêu thích.
Chanel: Chanel luôn là thương hiệu mang tính biểu tượng, từ logo chữ “C” được công nhận trên toàn thế giới đến những dòng nước hoa cổ điển, đặc biệt là dòng Chanel No. 5 luôn được coi là huyền thoại nước hoa trong gần một thế kỷ. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của thương hiệu này.
Không mở rộng chi nhánh, Chanel vẫn đảm bảo tài sản và đứng vững trong ngành công nghiệp thời trang cao cấp. Hãng lặng lẽ mua các xưởng chuyên về kỹ thuật mà nhiều hãng thời trang khác sử dụng trong các thiết kế thời trang cao cấp của họ. Bên cạnh đó, thương hiệu này đem đến điều kiện phát triển tốt hơn cho các công ty nhỏ trong ngành công nghiệp thời trang.
Sự kiện trình diễn thời trang hàng năm Métiers d’Art của Chanel đã cho thấy đẳng cấp không thể thay thế của họ.
Prada: Prada hiện dưới sự điều hành của Muiccia Prada, con gái út của Mario Prada- người sáng lập thương hiệu này. Năm 1998, Muiccia Prada nhận bằng tiến sĩ về khoa học chính trị, do đó, quan điểm nữ quyền mạnh mẽ của cô phần nào thể hiện lên các thiết kế của Prada, làm xóa nhòa ranh giới của sự nữ tính và nam tính.
Buổi trình diễn thời trang mùa Xuân năm 2014 là một ví dụ với những cô gái tràn đầy năng lượng, trong khi các chàng trai lại mang hơi hướng nữ tính với những bộ đồ in hoa nhiệt đới.
Dior: Sau một năm không có nhà thiết kế chính, Raf Simons đã đem đến cho Dior một hơi thở mới với bộ sưu tập mùa Xuân Ready-To-Wear (RTW) vào năm 2014. Sau đó, Raf Simons đã góp phần “trẻ hóa”, “hiện đại hóa” hình ảnh của thương hiệu thời trang lâu đời và đồ sộ nhất của thế giới thời trang.
Hiện nay, Dior có hơn 160 chi nhánh trên toàn thế giới và sẽ còn mở rộng trong những năm tới.
Hermes: Trong một ngành công nghiệp luôn phải chịu sự áp lực từ nhãn hiệu logo, các hãng thời trang phải rất cẩn thận trong việc mở rộng loại hình sản phẩm, thế nhưng Hermes lại làm rất tốt việc mở rộng này.
Hermes luôn nhận được sự tín nhiệm cao nhất từ các nhà đầu tư và tăng trưởng ổn định ở mức 20% trong nhiều năm qua. Bộ sưu tập đồ thể thao Hermes với thiết kế tinh tế đến từng chi tiết đã lý giải lý do tại sao thương hiệu này luôn đạt doanh thu cao.
Burberry: Bảy năm trước, Burberry đã bị tước giấy phép kinh doanh. Ở Anh, chỉ có những người nghèo hèn mới sử dụng nhãn hiệu này. Công ty này đã không còn tôn trọng các thiết kế sang trọng tinh hoa. Cho đến khi Angela Ahrendts đến, bà đã khôi phục giấy phép, đưa Burberry trở về với thương hiệu nổi tiếng của nước Anh.
Hiện nay, Burberry đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang cao cấp nhất nước Anh nói riêng và trên thế giới nói chung.
Gucci: Gucci là thương hiệu thời trang có triết lý thiết kế hiện đại và đổi mới, với tinh thần quý tộc và kỹ nghệ thủ công bậc thầy mang tính di sản của Ý.
Sự đồng bộ về tư duy và triết lý thẩm mỹ được gìn giữ qua nhiều thế hệ của nhà Gucci. Bắt nguồn từ lối sống xa hoa và phô trương của giới quý tộc Châu Âu những năm đầu thế kỷ 20, nghề thủ công bậc thầy và thẩm mỹ nghệ thuật thời trang đậm chất Ý đã cho ra đời các “tác phẩm” chất lượng cao cấp, xa xỉ và có giá trị vượt thời gian.
Versace: Versace là thương hiệu thời trang cao cấp với ngôi vị hàng đầu trong phong cách lãng mạn mang tính huyền thoại, sự gợi cảm và vẻ đẹp quyền lực đậm chất nghệ thuật của Ý.
Nhà sáng lập thương hiệu, Gianni Versace là người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi truyền thống và lịch sử của vùng đất Hy Lạp cổ đại, ông theo học kiến trúc, nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ Latin và Hy Lạp, đồng thời bị hấp dẫn bởi trường phái nghệ thuật đại chúng (Pop Art) của Andy Warhol.
Dolce & Gabbana: Thương hiệu Dolce & Gabbana được 2 nhà thiết kế thời trang người Ý là Domenico Dolce và Stefano Gabbana thành lập vào năm 1985. Đây là thương hiệu thời trang cao cấp được nhiều ngôi sao Hollywood tin dùng như Madona, Gisele Bundchen, Monica Bellucci, Isabella Rossellini…
Và đương nhiên, giới thượng lưu và tín đồ yêu thời trang cao cấp không thể bỏ qua cái tên này.
Armani: Nếu Christian Dior mang đến cho thế giới thiết kế New Look, Yves Saint Laurent đặt nền móng cho thời trang ứng dụng, Chanel giải phóng phụ nữ khỏi các thiết kế gò bó thì Giorgio Armani với các mẫu áo vest đã làm nên một cuộc cách mạng thời trang.
Phương châm thiết kế của Armani: thời trang chỉ là công cụ và phương cách chứ không phải mục đích cuối cùng.
Giống như câu ngạn ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, Armani coi trọng và đề cao những giá trị vô hình chứ không phải sự bộc lộ ra bên ngoài của thời trang. Đây cũng là lý do hãng thời trang này lọt top 10 thương hiệu được yêu thích nhất thế giới.