Các cách lên dây cót cho đồng hồ cơ

hướng dẫn sử dụng đồng hồ cơ

BƯỚC 1: LÊN DÂY ĐỒNG HỒ

len_day_dong_ho

1. Liên tục chuyển động cánh tay.

Đồng hồ tự động được thiết kế dựa trên nguyên tắc chuyển động của kim loại bên trong hoặc rô-tơ. Rô-tơ chuyển động được gắn với bánh răng nối liền với dây cót bên trong đồng hồ. Khi rô-tơ chuyển động, nó sẽ chuyển động bánh răng và kéo theo lên dây cót. Chuyển động này giúp trữ năng lượng trong dây cót giúp đồng hồ luôn luôn hoạt động. Nếu không chuyển động thường xuyên, năng lượng trong dây cót sẽ mất dần. Đeo đồng hồ và luôn chuyển động cánh tay là đủ để rô-tơ tiếp tục chuyển động và lên dây cót. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tay bạn phải luôn luôn trong tư thế chuyển động. Đồng hồ tự động được thiết kế để đáp ứng với những chuyển động trung mình hằng ngày để giúp nó luôn hoạt động.

  • Tiêu biểu, đồng hồ tự động trữ năng lượng lên đến 48 tiếng nên có thể hoạt động mà không cần lên dây cót trong khoảng thời gian này.
  • Những người không quá năng động như người già hay người hay nằm trên giường nên lên dây cót thường xuyên hơn. Trong trường hợp bị bệnh và nằm trên giường lâu, đồng hồ của bạn có nguy cơ giảm dây cót vì không được chuyển động thường xuyên như nguyên lý của nó.
  • Tránh đeo đồng hồ khi chơi các môn thể thao đòi hỏi cử động bàn tay hay cánh tay nhiều như tennis, squash hay bóng rổ, vì sẽ ảnh hưởng đến nguyên lý lên dây tự động của đồng hồ.

Cập nhập thêm thông tin & deals hot mỗi ngày tại fanpage Unishipping

lien_tuc_chuyen_dong_canh_tay

2. Tháo đồng hồ ra khỏi tay.

Mặc dù đồng hồ tự động trữ năng lượng thông qua rô-tơ bằng cách chuyển động cánh tay để lên dây cót, bạn còn phải lên dây bằng tay thường xuyên để giữ chặt dây cót bên trong. Để đảm báo nút vặn đồng hồ không bị vặn quá tay khi lên dây cót, bạn nên tháo đồng hồ ra khỏi tay trước. Sau đó bạn sẽ dùng đủ lực để vặn nút đồng hồ lên dây một cách an toàn nhất.

cach_len_day_dong_ho

3. Định vị nút vặn.

Nút vặn đồng hồ là nút nhỏ thường năm bên phải đồng hồ. Nút này thường được kéo ra ngoài để chỉnh ngày và giờ trên đồng hồ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải kéo ra để đảm bảo nguyên lý chuyển động lên dây cót. Nút vặn thường có ba vị trí hay ba chức năng. Vị trí đầu tiên là khi kéo nút thẳng vào bên trong để đồng hồ hoạt động bình thường. Vị trí thứ hai là khi nút được kéo nửa ra bên ngoài để chỉnh ngày hoặc giờ (phụ thuộc vào loại đồng hồ). Vị trí thứ ba là khi nút được keo thẳng ra ngoài để chỉnh ngày hoặc giờ (phụ thuộc vào loại đồng hồ).

  • Nếu đồng hồ của bạn là loại chống nước, bạn nên vặn nút cẩn thận từ 4 đến 5 lần. Khi lên dây cót, bạn vừa đè vừa vặn nút bấm đồng hồ để đẩy nút vào vị trí cũ.

dinh_vi_nut_van

4. Vặn nút bấm theo chiều kim đồng hồ.

Nắm đầu nút vặn bằng ngón trỏ và ngón cái, rồi nhẹ nhàng xoay theo chiều kim đồng hồ (từ dưới lên trên về phía 12 giờ trên mặt đồng hồ). Vặn nút khoảng 30 tới 40 lần hoặc tới khi kim phút cũng xoay để lên dây hoàn toàn cho đồng hồ. Lên dây còn giúp xiết chặt dây cót và trữ đủ năng lượng ngoài việc thường xuyên chuyển động cánh tay.

  • Thật ra, bạn không thể lên dây quá mức chiếc đồng hồ tự động như mọi người thường nghĩ được. Những chiếc đồng hồ tự động hiện đại ngày nay được thiết kế để tránh bị lên dây cót. Do đó, bạn nên nhẹ nhàng khi vặn nút và ngừng lên dây khi cảm thấy quá mức với nút vặn của chiếc đồng hồ.

van_nut_theo_chieu_dong_ho

5. Luôn chỉnh giờ đồng hồ theo hướng tăng dần.

Khi lên dây đồng hồ, bạn có thể vô tình vặn nút làm chuyển động kim đồng hồ khi nút vặn vô tình được vặn ra ngoài. Vì vậy, trong trường hợp này, để chỉnh lại giờ chính xác, bạn nên vặn nút để kim đồng hồ chuyển động theo chiều giờ tăng dần. Vì bản chất những chiếc đồng hồ được thiết kế để di chuyển kim theo chiều xuôi, không phải chiều ngược, nên tốt nhất đảm bảo tuân theo những nguyên lý cơ bản của đồng hồ để chính giờ một cách chính xác nhất mà không gây hư hại đến cơ chế hoạt đồng của đồng hồ.

chinh_dong_ho

6. Đảm bảo rằng nút vặn luôn được đẩy vào bên trong.

Nhẹ nhàng đè nút vặn để đảm bảo rằng nút vặn để được đẩy vào bên trong. Nếu đồng hồ của bạn chống nước, bạn nên kiểm tra nhiều lần để đảm bảo nút vặn phải được đẩy vào đúng chỗ. Hãy dùng ngón cái và ngón trỏ để xiết chặt nút bấm khi vặn vào bên trong.

day_nut_van_vao_trong

7. So sánh giờ đồng hồ bạn với đồng hồ người khác.

Nếu bạn lên dây đúng, giờ trên đồng hồ sẽ giống với những chiếc đồng hồ khác. Nếu bạn vẫn nghĩ đồng hồ của bạn vẫn chưa chính xác, hãy đến các tiệm sửa chửa đồng hồ để kiểm tra bằng máy đo giờ. Thiết bị này giúp kiểm tra độ chính xác giờ cũng như tốc độ của đồng hồ.

so_sanh_gio

8. Lên dây hoàn toàn nếu đồng hồ của bạn đã không được lên dây trong một thời gian dài.

Những chiếc đồng hồ tự động dựa vào chuyển động để hoạt động, và chúng có thể ngừng chạy nếu để im một chỗ trong hơn vài ngày. Vặn nút đồng hồ từ 30 đến 40 lần sẽ lên dây đồng hồ tới mức tối đa nhất. Lưu ý vặn nút cho tới khi kim phút chuyển động để biết rằng đồng hồ đã bắt đầu hoạt động. Ngoài ra, bạn cũng cần chỉnh lại ngày và giờ cho đúng thời điểm hiện tại.

BƯỚC 2: SỬ DỤNG THIẾT BỊ LÊN DÂY ĐỒNG HỒ

thiet_bi_len_day_dong_ho

1. Chọn loại thiết bị lên dây đồng hồ.

Thiết bị lên dây đồng hồ giúp đồng hồ tự động lên dây khi bạn không thường xuyên cử động tay để tạo ra các dao động cơ học giúp lên dây đồng hồ. Thiết bị này có giá từ $50 đến $400, với những mẫu mã lên tới tận $8,000. Những thiết bị này thực hiện chức năng lên dây tốt với thiết kế và mẫu mã tinh tế.

  • Loại thiết bị lên dây chức năng (functional watch winders) thường có thiết kế thân thiện dễ sử dụng. Loại này giá không quá cao, tuy nhiên loại giá quá thấp thì không đáng tin tưởng lắm.
  • Loại thiết bị lên dây tinh tế (elegant watch winders) có thiết kế bên ngoài bắt mắt làm từ gỗ hay da, mẫu mã thân thiện và dễ đặt trên kệ hay trong tủ. Loại này gọn vừa đủ để đặt trong tủ đồ hay hộp.
  • Loại thiết bị lên dây cỡ đại (extravagant watch winders) là loại đắt nhất trong tất cả các loại, thường được thiết kế vô cùng bắt mắt và sử dụng đồng thời cho nhiều loại đồng hồ. Loại này có nhiều chức năng khác nau như quản lý nhiệt độ, trữ năng lượng, thiết kế hiển thị đồng hồ, cổng USB.

chon_loai_thiet_bi

2. Xác định số lượng đồng hồ muốn lên dây cùng một lúc.

Có hai loại thiết bị lên dây: cho một đồng hồ hoặc cho nhiều đồng hồ cùng một lúc. Nếu bạn thường đeo nhiều loại đồng hồ khác nhau, bạn nên chọn loại thiết bị lên dây cho nhiều đồng hồ cùng một lúc. Còn nếu chỉ có một thì nên chọn loại dành cho một đồng hồ.

  • Trong trường hợp bạn có nhiều loại đồng hồ để đeo nhiều dịp khác nhau, bạn không cần bận tâm sử dụng thiết bị lên dây.  Ví dụ nếu bạn có lịch ăn đám cưới vào ngày mai, bạn sẽ tự động lấy đồng hồ ra và tự lên dây trước đó 1 ngày thay vì tốn thời gian và công sức cài đặt thiết bị lên dây 30 phút mỗi ngày.
  • Thiết bị lên dây sẽ phù hợp cho những người “sành chơi đồng hồ”, nhất là những ai sở hữu bộ sưu tập đồng hồ và luôn cần mỗi chiếc đồng hồ được lên dây trước để sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào.

xac_dinh_so_luong_dong_ho

3. Xác định chiều xoay khi lên dây.

Nhiều loại đồng hồ tự động hoạt động trên nguyên lý quay theo chiều kim đồng hồ, số khác thì ngược chiều kim đồng hồ hoặc quay song hướng. Vì vậy, bạn nên kiểm tra trước với nhà sản xuất đồng hồ để xác định chiều xoay của đồng hồ bạn.

BƯỚC 3: BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ

bao_quan_dong_ho

1. Để cách xa đồng hồ khỏi nam châm hay vật có tính từ.

Bên trong đồng hồ có sợi gọi là vành tóc để giữ giờ chính xác. Nếu đồng hồ nhiễm từ sẽ dẫn tới việc vành tóc dính lại với nhau và làm kim đồng hồ chạy nhanh hơn bình thường. Bạn có thể không để đồng hồ của mình gần các vật nam châm hay có tình từ bình thường, nhưng hãy để ý thêm các đồ dùng điện như ti vi, loa hay iPad. Nếu đồng hồ của bạn chạy nhanh hơn bình thường, ắt hẳn đồng hồ đã nhiễm từ bằng một cách nào đó. Trong trường hợp đó, hãy mang đồng hồ ra tiệm sửa chữa để chỉnh đồng hồ lại cho chính xác.

de_dong_ho_cach_xa_vat_co_tu_tinh

2. Không để đồng hồ tiếp xúc nước.

Hầu hết các loại đồng hồ đều có thể chịu đựng được mực nước tới khoảng 30 mét nếu vô tình rớt xuống hồ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên đeo đồng hồ và tiếp xúc nước, bạn nên chọn loại đồng hồ thạch anh chống nước có chức năng ở dưới nước lâu hơn và ở mực nước sâu hơn.

kiem_tra_nhiet_do

3. Kiểm tra nhiệt độ. Thời tiết nóng lạnh có thể ảnh hưởng tới hoạt động của đồng hồ trong việc đưa giờ chính xác. Hầu hết các loại đồng hồ hiện nay đều được thiết kế để thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ, nhưng phòng trường hợp bạn đến nơi nào đó quá nóng hay quá lạnh, bạn nên để ý đồng hồ mình kỹ hơn.

lau_chui_thuong_xuyen

4. Lau chùi dây đeo đồng hồ thường xuyên.

ồng hồ dây đai thường được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như da, kim loại hay cao su. Điều này phụ thuộc vào mẫu mã thiết kế và mục đích sử dụng. Dây đai cao su thường dành cho loại đồng hồ chống nước dùng khi đi bơi, đi lặn hay chèo thuyền. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra dây đai cao su, nếu bị trầy hay nứt thì nên thay dây mới. Dây đai da thường không thích ứng được với nước, nước hoa, kem chống nắng hay một số chất lỏng khác. Thoa dầu da sẽ giúp dây đai sáng hơn và sử dụng được lâu hơn. Còn dây đai kim loại, bạn chỉ cần dùng miếng vải mỏng để đánh bóng dây.

giu_ve_sinh

5. Thường xuyên lau sạch đồng hồ.

Nếu bạn đeo đồng hồ thường xuyên, chắc chắn đồng hồ sẽ dơ và có nhiều bụi cần phải lau sạch. Do đó, hãy dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng với nước ấm để chà sạch đồng hồ, nhất là quanh vùng mặt đồng hồ và dây đeo. Nếu bạn dùng dây đai kim loại, dùng bàn chải chà sạch bụi bẩn.

cat_giu_can_than

6. Cất giữ đồng hồ cẩn thận.

Nếu bạn không đeo đồng hồ thường xuyên, hãy cất nó cẩn thận vào hộp để tránh bụi bẩn, ẩm móc và nhất là trộm. Ngoài ra còn giúp dầu trơn trong đồng hồ không bị tắt nghẽn. Nếu là một chiếc đồng hồ đắt tiền, bạn nên cất vào một hộp khoá hoặc có thể để trong thiết bị lên dây.

kiem_tra_oc

7. Thường xuyên kiểm tra ốc vít trên những chiếc đồng hồ chống nước.

Loại đồng hồ chống nước có thể dễ bị lỏng nếu đeo thường xuyên và tiếp xúc bên ngoài nhiều. Vì vậy, bạn nên kiểm tra ốc vít ở mặt trược và mặt sau để đảm bảo nước không vào bên trong đồng hồ. Nếu có dấu hiệu thấm nước, bạn nên thay ốc vít mới cho đồng hồ. Tốt nhất là nên mang ra tiệm đồng hồ nhờ thay hộ.

bao_tri_dong_ho

8. Nên bảo trì đồng hồ 5 năm một lần.

Đồng hồ đắt tiền nên được bảo trì vài năm một lần như xe hơi. Dầu nhớt trong đồng hồ có thể bị tắt nghẽn và xuống cấp. Do đó, hãy mang ra tiệm đồng hồ nổi tiếng để thay dầu nhớt cũng như nâng cấp thiết bị bộ phận bên trong. Bảo trì đồng hồ có thể tốn khoảng $250 tới vài nghìn đô la mỹ tuỳ vào loại đồng hồ. Tuy nhiên, việc bảo trì sẽ kéo dài tuổi thọ đồng hồ hơn.

Hướng dẫn sử dụng dịch vụ Unishipping

  • Bước 1: Chọn sản phẩm bạn muốn mua trên các trang thương mại điện tử uy tín hoặc các sản phẩm được đề xuất trên Unishipping.
  • Bước 2: Copy link sản phẩm, dán vào form báo giá sản phẩm trên website Unishipping.vn. Chúng tôi sẽ gửi báo giá qua email cho bạn.
  • Bước 3: Tư vấn viên của Unishipping liên hệ tư vấn chất lượng sản phẩm và báo giá tổng chi phí cần thanh toán của sản phẩm cho khách hàng qua email, điện thoại.
  • Bước 4: Khách hàng đồng ý giá, đặt cọc % giá trị sản phẩm. Unishipping tiến hành mua sản phẩm.

Các cách lên dây cót cho đồng hồ cơ
5 trên 320 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status