Công thức ưu tiên khi tự sắm hệ thống tai nghe hoàn hảo

tai nghe cao cấp chính hãng

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Nếu đã lỡ sa đà vào thú vui tai nghe (hay loa dàn) thì chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với chúng tôi rằng âm thanh là một thú chơi tốn kém: loa, tai nghe, amply, DAC, dây nối RCA, dây nối USB, bộ lọc nguồn điện…, thứ nào cũng đắt đỏ. Kể cả nếu mỗi thứ “chỉ” vài trăm nghìn đồng thì bạn vẫn dễ dàng tiêu tốn vài chục triệu đồng cho một hệ thống hoàn thiện. Với những người có dư dả tiền bạc thì 10 triệu cho một cặp dây nối RCA cũng không phải là nhiều.

Đi cùng với sự đa dạng về chủng loại và phân khúc là sự rối loạn của người dùng. Điều này càng trở nên đặc biệt đúng với thế giới âm thanh, nơi các bài đánh giá đôi khi chỉ dừng ở vai trò giới thiệu. Có quá nhiều sản phẩm tốt trên cùng một tầm giá. Dưới sức cạnh tranh khốc liệt, tìm ra một sản phẩm thực sự dở tệ là tương đối… khó khăn.

Mua một chiếc tai nghe đã khó, mua một hệ thống âm thanh đầy đủ càng khó hơn.

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Vậy một người mua sắm thông thái sẽ làm gì? Đầu tiên, giống như khi mua sắm bất cứ một thứ gì khác, họ sẽ xác định kinh phí tối đa mà họ có thể có. Tiếp đến, họ sẽ chia khoản kinh phí đó theo thứ tự ưu tiên sau đây:

Càng đi xuống các bước thấp hơn, mức độ thay đổi/cải thiện chất âm sẽ càng thấp.

1. Tối quan trọng: Tai nghe và loa

2. Quan trọng: Nguồn phát. Amp > DAC, DAP.

(Khá quan trọng: File nhạc)

3. “Hơi quan trọng”: Đèn và opamp cho amp. Dây custom (thửa) cho tai nghe.

4. Bổ sung 1: Dây nối RCA, transport

5. Bổ sung 2: dây USB, lọc nguồn điện, lọc tín hiệu.

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Vị trí quan trọng  nhất thuộc về tai nghe và loa

Bởi chúng là bộ phận trực tiếp phát âm thanh tới đôi tai của bạn. Amp/DAC cũng sẽ mang đến sự thay đổi rất dễ nhận biết, nhưng bạn không thể biến một chiếc tai nghe 1 triệu thành tai nghe 10 triệu chỉ bằng nguồn phát. Bạn không thể biến một mẫu tai nghe chuyên nhạc trữ tình như HD650 thành tai nghe nhạc Rock bằng cách thay đổi dây, không thể biến HD600 thành HD650 bằng amp/DAC.

Tiếp đến là nguồn phát

Chúng ta sẽ cực kỳ sai lầm nếu như bỏ qua vai trò của nguồn phát, bởi ngay cả những chiếc tai audiophile trở thấp cũng có thể được cải thiện đáng kể nếu được kết nối với các bộ amp/DAC và DAP (máy nghe nhạc) chất lượng. Với tai nghe trở cao, mua amp là lựa chọn bắt buộc bởi nếu không có amp thì bạn hoặc là không đủ âm lượng để thưởng thức, hoặc chỉ đang tận dụng được 50% chất lượng trên chiếc tai nghe của mình. Ví dụ điển hình là các mẫu HD600, HD650 và ATH-R70x: âm trường của chúng sẽ bị thu hẹp, bass trở nên “lình phình” cực kỳ khó chịu.

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Nhưng cũng sẽ là sai lầm nếu như bạn có tai nghe 5 triệu, không định nâng cấp lên tai nghe 10 triệu mà lại sẵn sàng bỏ ra tới 10 triệu mua amp/DAC hay DAP để phục vụ cho chiếc tai nghe đó. Hãy hiểu rõ vai trò của amp/DAC và DAP là những sản phẩm “chạy theo” tai nghe: bạn lựa chọn chiếc tai nghe hợp nhất với mình, rồi lựa chọn amp/DAC và DAP hợp lý cho chiếc tai nghe đó. Nếu có 15 triệu và muốn sở hữu trải nghiệm âm thanh hợp lý nhất, hãy để 10 hoặc 9 triệu cho tai nghe, số còn lại cho amp/DAC. Nếu đang dùng tai nghe giá rẻ tầm thấp và muốn cải thiện, hãy dành tiền mua tai nghe mới thay vì nghĩ đến chuyện amp/DAC.

Dĩ nhiên, nếu bạn có nhiều mẫu tai nghe thì đầu tư nhiều hơn vào một bộ amp/DAC cũng là một quyết định hợp lý, nhưng “nguồn phát phục vụ cho tai nghe” là nguyên tắc tối thượng.

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Mối quan hệ giữa Amp và DAP, DAC và file nguồn

Thực tế là mối quan hệ giữa DAP, DAC, amp và file nguồn khá phức tạp. Có những người chắc chắn sẽ tranh cãi kịch liệt rằng thứ này quan trọng hơn thứ kia, nhưng điều chắc chắn ai cũng đồng ý là bất cứ một thứ nào trong số này có chất lượng kém thì trải nghiệm cũng sẽ trở nên dở tệ. Chính vì lý do này nên chúng tôi sẽ xếp chung các loại thiết bị sau đây vào cùng một mức độ quan trọng: DAP (máy nghe nhạc, thường có tích hợp cả amp/DAC hoặc có thể xuất DAC rời), DAC (bộ giải mã từ file số sang tín hiệu analog), ampli (bộ khuếch đại tín hiệu analog, dùng để “kéo” tai nghe).

Sau đây là 2 khía cạnh làm bật lên vai trò giữa amp và DAC/DAP:

1) Amp có ảnh hưởng nhiều hơn đến chất âm cuối cùng

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của một bộ DAC “sạch sẽ”, trong trẻo, nhưng về mặt lý thuyết thì tất cả các bộ giải mã từ digital sang analog đều cần phải trung tính hết mức có thể. Chính vì chạy theo mục tiêu này nên mức độ thay đổi khi bạn thay đổi DAC sẽ không rõ rệt như khi bạn thay đổi amp. Dĩ nhiên, tất cả các tín đồ âm thanh đều sẽ mơ ước được sở hữu những bộ DAC “sạch bong” như Chord Hugo hoặc Grace Design m920, song DAC có trong trẻo đến mấy cũng không thể “chữa cháy” cho những chiếc HD650 cắm vào ampli không đủ lực.

Cũng cần phải lưu ý rằng nếu bạn thích phục vụ cho nhiều mẫu tai nghe có trở kháng cao/thấp khác nhau thì bạn có thể cần dành tiền để mua nhiều mẫu amp khác nhau. Lý do là bởi mỗi chiếc tai nghe thường có một loại amp phù hợp nhất định, kể cả amp cho tai trở cao đem “đánh” tai trở thấp cũng thường dễ bị xì nền. Thay thế đèn và opamp trên các mẫu amp có hỗ trợ cũng là một cách tốt để tinh chỉnh chất âm của amp, nhưng mức độ thay đổi chắc chắn sẽ không nhiều như khi bạn “lên đời” âm li.

2) “Rác rưởi vào, rác rưởi ra”

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Đáng tiếc rằng chuyện vai trò của amp áp đảo vai trò của DAC chỉ có trong một thế giới hoàn hảo. Một bộ amp và tai nghe “chuẩn” sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bạn không sắm được một bộ DAC hoặc DAP xứng tầm: nếu tín hiệu analog phát ra từ DAC và DAP đã dở sẵn rồi thì khi khuếch đại lên, chúng vẫn sẽ dở tệ mà thôi! Tương tự, nếu file nguồn có chất lượng kém thì khi đi qua DAC xịn đến mấy chúng cũng vẫn sẽ chuyển thành những tín hiệu analog dở tệ.

Nên hay không nên mua dây “thửa” cho tai nghe?

Đây lại là một lựa chọn nâng cấp dễ khiến đau đầu, bởi thế giới âm thanh có rất nhiều tín đồ bỏ ra những khoản tiền vài triệu đồng (hoặc vài chục triệu đồng) cho những chiếc dây này. Cũng có những người khẳng định họ gần như không thể nghe thấy sự khác biệt. Sự thật là, mức độ thay đổi khi bạn bỏ ra một đống tiền mua dây nâng cấp thường không dễ nhận biết như khi bạn nâng cấp tai nghe hoặc amp/DAC.

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Nếu dây thửa có giá rẻ, bạn có thể nâng cấp tùy thích. Còn với các loại dây thửa giá đắt, bạn chỉ nên nâng cấp khi đã tìm thấy chiếc tai nghe ưng ý nhất và tiền dây + tiền nâng cấp nhỏ hơn rất nhiều so với tiền mua những chiếc tai nghe cao cấp hơn. Ví dụ đơn giản: nếu bạn thích Sennheiser HD650 thì bạn nên thửa dây cho chiếc tai nghe này, bởi không có một chiếc tai nghe đắt tiền nào khác (kể cả HD800s) có thể mang đến chất âm theo hơi hướng “màn nhung” như HD650. Trong trường hợp này, kể cả một bộ dây 4 triệu vẫn có thể coi là hợp lý.

Những lựa chọn bổ sung

Bạn có một tỷ thứ để mua nếu muốn sở hữu một trải nghiệm âm thanh hoàn hảo, nhưng với kinh phí có hạn thì bạn buộc phải biết cách sắp xếp ưu tiên một cách khoa học nhất.

Đây là những bộ phận được nhiều người cho là cần thiết, thậm chí được thổi phồng lên là “không thể thiếu được” hoặc có ảnh hưởng cực kỳ lớn lên tổng thể âm thanh. Tuy vậy, đối với nhiều hệ thống tầm thấp hoặc tầm trung, bạn sẽ gần như không nhận ra sự khác biệt nếu nâng cấp dây nối RCA, transport, dây USB, lọc tín hiệu và lọc nguồn. Đây có thể coi là điểm giới hạn của quy luật “đầu tư có hiệu quả” – tiền đầu tư càng nhiều, mức độ cải thiện so với các khoản đầu tư ít hơn càng thấp. Với các loại phụ kiện này, bạn chỉ cần tìm các linh kiện đủ tốt (giá khoảng vài trăm nghìn) hoặc thậm chí là không cần nâng cấp.

Bạn có thể mua các sản phẩm trên bằng cách liên hệ với Unishipping.vn (h) inbox fanpage của chúng tôi để được báo giá & đặt hàng

Tất cả sản phẩm đặt hàng tại Unishipping.vn đều order trực tiếp từ Mỹ, không qua trung gian, bill đầy đủ, bảo hiểm 100%.Tuyệt đối không đặt hàng không rõ nguồn gốc, UNI luôn tư vấn kĩ lưỡng cho khách hàng khâu chọn sản phẩm để tránh rủi ro & giảm thiểu chi phí mua hàng

Công thức ưu tiên khi tự sắm hệ thống tai nghe hoàn hảo
4.8 trên 336 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status