Thực phẩm biến đổi gen (GMO) hay còn gọi là GMO – sinh vật biến đổi Gen (Genetically Modified Organism) là một khái niệm không còn xa lạ đối với các nhà khoa học trên thế giới. Chúng đã gây khá nhiều tranh cãi trong thời gian qua về mức độ an toàn với môi trường, kinh tế, chính trị và thậm chí cả về sức khỏe.
Các nghiên cứu mới về độc tố của các loại hóa chất khác nhau dùng để sản xuất thành phẩm có GMO đã khiến nhiều người không thể yên tâm. Tiếp đến nhiều nhà khoa học cũng cho rằng thực phẩm biến đổi Gen (GMO) tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng, như khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể.
Ở nhiều nước phát triển, nơi thực phẩm GMO có mặt, người dân đã ngày càng nhận thức và dấy lên nhiều phong trào tẩy chay thực phẩm biến đổi gen. Riêng tại các nước đang phát triển, như Châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…thì đang cho phép trồng thử nghiệm giống cây trồng biến đổi gen GMO như ngô biến đổi gen.
Tổ chức lương thực thế giới (FAO) đưa ra quan điểm về vấn đề này: “FAO nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ một số khía cạnh của công nghệ sinh học và những thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen sẽ có ảnh hưởng đối với sức khỏe con người, động vật và hậu quả về môi trường”.
Việc sử dụng thức ăn biến đổi gen đã không có sự đồng thuận rộng rãi của giới tiêu thụ trên thế giới. Chống đối thức ăn biến đổi gen mãnh liệt nhất là của giới tiêu thụ ở châu Âu và Nhật Bản, tại đây tất cả các loại thực phẩm biến đổi gen đều bị cấm. GMOs hiện nay đã có nhãn hiệu, bị hạn chế, hoặc bị cấm ở trên 64 quốc gia, bao gồm toàn bộ Liên minh Châu Âu (Anh, Na Uy, Luxembourg, Áo, Đức, Pháp, Hungary, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy lạp và Ireland).
Tại Việt Nam, năm 2007, “Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký, ghi rõ trong điều 11: “Tổ chức, cá nhân lưu thông thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa”.
Tuy vậy hàng năm, Việt Nam lại nhập hàng triệu tấn ngô, đậu nành từ Brazil, Mỹ, Argentina, Ấn Độ, là những nước có diện tích trồng ngô và đậu nành BĐG lớn nhất thế giới. Đó còn chưa kể hàng trăm ngàn tấn thịt gia cầm, gia súc được nhập từ các quốc gia cho phép sử dụng thực phẩm BĐG làm thức ăn chăn nuôi. Có nghĩa là, từ lâu thực phẩm BĐG đã hiện diện trong bữa ăn của người Việt, và hầu hết các gia đình Việt không hề nhận thức được mình đang ăn thực phẩm BĐG. Và người dân Việt sẽ càng thêm phần băn khoăn khi biết rằng, tập đoàn Monsanto của Mỹ, một trong 2 công ty được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp chứng nhận được bán đại trà giống ngô biến đổi gen tại Việt Nam, chính là nhà cung cấp thuốc trừ cỏ và chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ từng sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Hiện nay ở Mỹ & châu Âu đều bắt buộc ghi nhãn thực phẩm có nguyên liệu GMO (chiếm từ 0,9% trở lên). Việc dán nhãn này được thực hiện nghiêm ngặt, nhằm tăng tính minh bạch cho người tiêu dùng. Ở đây còn cấm sử dụng các chất enzim hoặc các phụ gia như vitamin, axit amin hay hương liệu được sản xuất theo kỹ thuật GMO. Đối với các sản phẩm động vật như thịt, sữa hoặc trứng, trong quá trình chăn nuôi không được phép dùng thức ăn có GMO.
Đến năm 2105, đã có 64 nước trên thế giới quy định gắn nhãn để phân biệt thực phẩm GMO
Mặc dù có những chính xách quy định nhãn GMO, thế nhưng cho đến nay, ở Việt nam, nhãn bao bì vẫn chưa hề có ghi chú hay chỉ dẫn gì để thông báo cho người tiêu dùng về nguồn thực phẩm, và nếu người dân cứ bị trước đi quyền được lựa chọn dùng hay không dùng sản phẩm BĐG như vậy, thì chúng ta đang thực sự là mẫu thí nghiệm sống cho các nhà khoa học trong nghiên cứu của họ về tính an toàn, một cách bị động đến tàn nhẫn. Không những vậy, lượng người dân biết và hiểu về sản phẩm biến đổi gen còn chiếm số lượng vô cùng ít ỏi. Do vậy, thực tế là đã đến lúc chúng ta phải đứng lên đấu tranh cho quyền được biết của chính mình. Với tất cả mọi vấn đề liên quan đến đồ ăn, cũng là sự sống còn, người dân cần được biết. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ưu tiên chọn các thực phẩm hữu cơ, thịt bò, gia cầm nuôi thả và cá đánh bắt theo hướng tự nhiên cho tất cả các bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân tốt nhất. Chúng ta cũng nên học các cách nhận biết thực phẩm biến đổi Gen GMO để có thể lựa chọn thực phẩm tốt hơn.