Xem phim tại gia với chất lượng “như ngoài rạp” hiện đã trở thành nhu cầu giải trí quá bình thường với nhiều người Việt. Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng có điều kiện sở hữu một căn phòng đủ diện tích để bố trí bộ loa 5.1 kiểu truyền thống với rất nhiều dây dẫn chạy quanh nhà. Và đó là lúc để loa soundbar phát huy ưu thế của mình. Câu hỏi đầu tiên được đặt ra, vậy loa soundbar là gì? Loa soundbar giải pháp tối ưu cho những người muốn thưởng thức thứ âm thanh sống động của phim ảnh theo cách tiện lợi nhất Dù đã xuất hiện được hơn 10 năm nhưng cho đến thời điểm này, vẫn không ít người còn khá mơ hồ về thiết bị âm thanh kiểu all-in-one (tất cả trong một) rất gọn gàng, tiện lợi này. Nói đơn giản, soundbar là giải pháp phù hợp cho những người muốn thưởng thức thứ âm thanh sống động của phim ảnh theo cách tiện lợi nhất – đặc biệt trong những không gian nhỏ hẹp, mà không cần đến 6 – 7 cục loa lớn nhỏ, ngổn ngang đầu đọc, receiver. Nhu cầu nâng cấp âm thanh từ TV luôn là điều mong muốn với mọi người bởi chất lượng loa trong TV ngày càng không được chú trọng bởi kích thước ngày càng mỏng và đẹp hơn theo nhu cầu người sử dụng. Ngoài đặt trên kệ hay trước mặt tivi loa soundbar còn có thể treo lên tường dưới viền tivi nhưng việc lắp đặt đơn giản và tiết kiệm diện tích cũng quan trọng không kém. Sự xuất hiện của loa sounbar giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn, thậm chí là tiết kiệm được không ít không gian. Soundbar có thể hiểu đơn giản là dòng loa thanh nằm ngang, được thiết kế để đặt phía trước TV, gắn trên tường song song với TV, gắn thậm chí là gắn vào viền phía dưới của TV. Theo thời gian, loa soundbar không chỉ dùng để xem phim mà chơi nhạc hai kênh rất hay, nhiều sản phẩm có chất lượng âm thanh không thua gì các bộ dàn âm thanh ngang tầm giá. Loa soundbar có thiết kế rất tinh tế, lịch sự, sang trọng, có thể dễ dàng phù hợp với nhiều không gian mà nó hiện diện Nhưng trả lời cho câu hỏi “loa soundbar là gì” như thế vẫn là chưa đủ. Bởi hầu hết các dòng soundbar hiện đại có thiết kế rất tinh tế, lịch sự, sang trọng, có thể dễ dàng phù hợp với nhiều không gian mà nó hiện diện, nhất là những căn phòng khách ở chung cư hay nhà ống đô thị. Các bộ soundbar ngày nay thường có khả năng tạo ra hiệu ứng surround ảo (virtual surround) nhờ công nghệ Dolby Virtual Surround (phát minh của Dolby Laboratories), hoặc sản phẩm của Samsung lại sử dụng công nghệ RRSS (Real Reflector Speaker System) cũng cho hiệu ứng tương tự. Nếu đối diện soundbar là một khoảng tường trống thì hiệu ứng âm thanh vòm sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều, bởi nguyên tắc hoạt động của hai loại công nghệ này đều dựa vào nguyên lý phản xạ và điều khiển độ trễ của sóng âm. Dòng loa soundbase Q Acoustics M2 thiết kế có thể kê dưới chân tivi Thời gian đầu mới ra mắt ở Việt Nam, soundbar không được ưa chuộng do hiếm hàng, giá cả đắt đỏ và người tiêu dùng khi đó vẫn say sưa với những bộ dàn hometheater kiểu truyền thống. Nhưng giờ đây, soundbar đã xác lập lại vị trí của mình và ngày càng bán chạy hơn nhờ những ưu điểm không thể chối cãi như thiết kế bắt mắt, mức độ tiện lợi cao và giá trị sử dụng vượt trội so với chi phí đầu tư – cũng đã về mức hợp lý. Thị trường soundbar trong nước hiện nay có thể nói là trăm hoa đua nở, nhưng trên thực tế, được chia thành hai phân vùng riêng biệt. Thứ nhất là các dòng soundbar phổ thông của các nhà sản xuất điện tử dân dụng quen mặt như Samsung, LG, Sony, Philips… với mức giá từ rẻ đến trung bình, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đơn giản và không có nhiều đòi hỏi cầu kỳ về chất lượng âm thanh. Loa soundbar Q Acoustics M4 đã giành được rất nhiều giải thưởng quốc tế và hiện bán rất chạy ở châu Âu Thứ hai là những dòng soundbar cao cấp hơn, đến từ các thương hiệu âm thanh chuyên nghiệp với chất lượng âm thanh ở đẳng cấp hi-fi, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và các kết nối thời thượng như AirPlay, bluetooth chuẩn aptX. Nói những chiếc soundbar này là loa bluetooth cũng không có gì sai. Ở mức giá vừa vặn nhất cho nhu cầu nghe nhạc và xem phim chính là nhóm sản phẩm M2, M3 và Media 4 của Q Acoustics, thương hiệu Anh quốc trẻ tuổi nhưng đã giành được rất nhiều giải thưởng quốc tế và hiện bán rất chạy ở châu Âu. Klipsch, một đại diện đến từ Mỹ cũng có hai sản phẩm rất thú vị ở tầm tiền trên dưới 10 triệu đồng là RSB6 và RSB8. Loa soudbar Bose Soundtouch Virtually Invisible 300 Wireless dành cho những người đòi hỏi cầu kỳ hơn về khả năng trình diễn Trong khi đó, Bose, nhà sản xuất loa đã quá quen thuộc với thị trường Việt Nam mang đến nhiều lựa chọn nằm ở nhiều tầm giá khác nhau từ 18 triệu cho tới 45 triệu, dành cho những người đòi hỏi cầu kỳ hơn về khả năng trình diễn, bao gồm Bose Soundtouch 300, Bose Soundtouch 300 Wireless và Bose Soundtouch Virtually Invisible 300 Wireless. Denon cũng có một sản phẩm giá khoảng 15 triệu đồng là DHT S514, còn Arcam, nhà sản xuất thiết bị âm thanh Anh quốc rất được giới audiophile ưa thích có sản phẩm đầu bảng là Solo Bar với giá bán cực kỳ “êm ái” hơn 25 triệu bao gồm cả loa subwoofer… Loa soundbar trung tâm giải trí cho cả gia đình dù là nghe nhạc, xem phim, game show truyền hình… Điều quan trọng nhất khi mua soundbar chính là phải kiểm tra bằng chính đôi tai mình. Và hãy quan tâm nhiều hơn đến khả năng chơi nhạc vì sau một thời gian sử dụng, ai rồi cũng nhận thấy thời gian nghe nhạc sẽ nhiều hơn xem phim rất nhiều.