Máy ảnh Dslr hay Mirrorless???

Các máy ảnh DSLR từ xưa đến nay vẫn tỏ ra khá cồng kềnh và nặng nề. Tuy nhiên các nhà sản xuất chỉ có thể nâng cấp chức năng chứ khó lòng có thể giúp máy nhỏ gọn vì một số lý do.

sony-a7ii-vs-nikon-d810-d4pp_w890_h594-8

Máy ảnh DSLR

  • Thứ nhất, gương lật sử dụng bên trong máy ảnh phải có cùng kích cỡ với cảm biến số, vì vậy nó chiếm một phần diện tích không nhỏ trong máy.
  • Thứ hai, thấu kính ngũ giác giúp chuyển các tia sáng ở dạng thẳng đứng thành dạng nằm ngang ở trong viewfinder phải có cùng kích cỡ với tấm gương sử dụng cũng góp phần lý giải tại sao máy ảnh DSLR luôn tỏ ra to lớn và cồng kềnh như vậy. Mặc dù sử dụng cảm biến crop sẽ góp phần giúp thân máy nhỏ gọn hơn nhưng đây không phải là một giải pháp tốt cho lắm vì chất lượng của cảm biến crop không thể nào tốt bằng khi so với cảm biến full- frame.

Một số hạn chế của máy ảnh DSLR

  • Kiểu dáng:

Hệ thống quang học trong máy ảnh DSLR cần sử dụng cả gương và tấm lăng trụ, vì vậy các bạn có thể thấy trên bất kì máy ảnh DSLR nào cũng có một viewfinder (ống ngắm quang học) ở trên đỉnh máy. Đồng nghĩa với viewfinder của tất cả các máy ảnh DSLR đều phải đặt ở vị trí cố định đó chứ không thể đặt ở vị trí nào khác. Điều này cũng giải thích tại sao các máy ảnh DSLR lại có thiết kế gần tương tự như nhau.

  • Trọng lượng:

Kích thước càng lớn đồng nghĩa với máy ảnh DSLR của bạn càng nặng. Trong khi hầu hết dòng máy ảnh DSLR nghiệp dư đều sử dụng vỏ nhựa để thiết kế giúp máy nhẹ hơn, kích thước ở mức nhỏ nhất có thể. Tuy nhiên, do hệ thống quang học cần thiết bên trong máy mà khó thể chế tạo ra các máy ảnh DSLR nhỏ gọn hơn. Thậm chí, các máy ảnh DSLR chuyên nghiệp thường được thiết kế to và nặng. Đây cũng không phải là điều khó hiểu nhất là khi dòng máy chuyên nghiệp cần sử dụng gương lật lớn hơn và trọng lượng nhẹ sẽ làm máy không thực sự cân bằng và khó sử dụng. Hơn nữa, trong môi trường làm việc khắc nghiệt việc sử dụng chất liệu chính là nhựa sẽ không mang lại độ bền cao cho máy.

  • Gương lật:g_c6_b0_c6_a1ng_20l_e1_ba_adt_grande.jpg

Phần lớn tiếng ồn khi các bạn chụp hình là do tấm gương bên trong máy lật lên và xuống (màn chập có âm thanh nhỏ hơn nhiều khi so sánh). Việc gương lật lên, xuống gây ra tiếng ồn và làm máy ảnh bị rung. Mặc dù các nhà sản xuất đã rất cố gắng để giúp tiếng ồn nhỏ nhất có thể bằng cách làm chậm lại tốc độ di chuyển của gương nhưng âm thanh phát ra vẫn là khá lớn. Ngoài ra việc máy ảnh bị rung là nguyên nhân dẫn đến ảnh bị nhoè khi chụp ở tiêu cự dài hoặc tốc độ màn chập thấp.

  • Bụi bẩn:

Khi gương bên trong di chuyển, nó kéo theo lượng khí bên trong buồng ảnh di chuyển theo và dẫn tới việc bụi bám lại trên cảm biến máy ảnh. Có thể bạn thay ống kính rất cẩn thận nhưng việc bụi bẩn bay vào sau một thời gian sử dụng là việc không thể tránh khỏi.

  • Sự hạn chế về tốc độ:

Mặc dù công nghệ ngày nay rất phát triển nhưng do sự hạn chế về mặt vật lý, tốc độ của gương lật bên trong di chuyển lên, xuống mà tốc độ chụp của máy ảnh DSLR rất hạn chế. Vì vậy cả màn chập và gương lật cần phải hoạt động một cách mượt mà và đồng nhất.

  • Ống ngắm quang học:

quang-hoc-va-dien-tu-lua-chon-nao-cho-ki

Khi nhìn vào ống ngắm quang, bạn sẽ không thể biết được bức ảnh sẽ sáng tối như thế nào sau khi chụp. Cách duy nhất để biết là nhìn vào thanh đo sáng, tuy nhiên chúng ta đều biết rằng không phải lúc nào máy cũng cho phép đo sáng một cách chính xác.

  • Khả năng lấy nét hạn chế:

Các bạn cần biết rằng một máy ảnh DSLR với khả năng lấy nét tự động sẽ cần thêm một gương nữa, Nhiệm vụ của gương thứ hai này là khúc xạ ánh sáng đến cảm biến pha nằm ở đáy buồng máy ảnh. Tuy nhiên, gương thứ hai phải có vị trí và góc thật hoàn hảo để phù hợp với khoảng cách từ gương đến cảm biến pha, chỉ cần một sự sai lệch nhỏ thôi là máy sẽ không thể bắt nét được. Vì vậy, các va đập có thể dẫn đến hiện tượng máy không thể lấy nét hoặc lấy nét sai.

  • Khả năng kết hợp giữa ống kính và máy:

Vấn đề với các máy ảnh DSLR truyền thống hiện nay là cảm biến pha không chỉ cần hệ thống lấy nét không chỉ cần sự chính xác của gương mà còn cần sự chính xác của ống kính bạn sử dụng. Vì vậy nếu bạn gặp một số vấn đề về khả năng lấy nét trong ống kính, kĩ thuật viên sẽ yêu cầu bạn gửi cả ống kính và thân máy đang sử dụng để điều chỉnh. Bởi có thể ống kính sẽ hoạt động hoàn hảo trên thân máy của kĩ thuật viên nhưng chưa chắc đã hoạt động tốt trên thân máy của bạn, thậm chí còn tệ hơn trước khi sửa chữa.

  • Giá cả:

Mặc dù các nhà sản xuất máy ảnh đã cố gắng giảm giá thành nhưng hệ thống quang học phức tạp bên trong máy ảnh khiến giá thành khó có thể giảm. Công nghệ càng cao, hệ thống cơ học, và quang học bên trong cần độ chính xác càng lớn dẫn đến giá thành ngày một tăng. Ngoài ra việc sửa chữa cũng rất khó khăn khi máy gặp vấn đề, việc thay mới hay sữa chữa đều đòi hỏi những công việc phức tạp.

Máy ảnh Mirrorless là giải pháp thay thế?

mirrorless-vs-dslr-main-features-e144794

Hệ thống của máy ảnh Mirrorless

Cùng với sự phát triển của những máy ảnh không gương lật (hay Mirrorless), đi đầu là Sony, phần lớn các nhà sản xuất đều nhận ra rằng sự phát triển của máy ảnh DSLR sẽ rất hạn chế trong tương lai. Hãy nhìn vào công nghệ của máy ảnh DSLR hiện nay, có vẻ như chúng ta đã ngày một tiến gần với những giới hạn nhất định của dòng máy DSLR. Một số người dùng đã chỉ ra rằng các máy ảnh đời mới vẫn sử dụng hệ thống bên trong y hệt như cũ mà chỉ thêm một vài tính năng nhỏ và một tên mới cho máy ảnh.

Và máy ảnh Mirrorless mở ra một cơ hội rất lớn để tiếp tục sáng tạo trong tương lai không xa, dưới đây là một số ưu điểm của dòng máy Mirrorless:
Việc không sử dụng hệ thống gương lật mang đến một số lợi ích cho người sử dụng như:
Ít tiếng ồn hơn: Khi gương lật không sử dụng, âm thanh phát ra sẽ chỉ còn do tiếng đóng mở màn chập.

Trên A6300, A6500, A7s, A7sii, A7rii còn có cả chế độ chụp im lặng, thích hợp chụp ở những nơi cần yên tĩnh hay chụp động vật hoang dã.
Ít rung hơn: Không như những máy ảnh DSRL, màn chập không gây ra sự rung lớn như hệ thống gương lật.

Trên A6500, A7rii có cả hệ thống chống rung 5 trục.

Ít bụi bám vào cảm biến hơn: Khi không có sự tham gia của gương lật, bụi bẩn sẽ ít xâm nhập được vào bên trong buồng máy ảnh hơn, giúp máy sạch hơn.

Dễ dàng vệ sinh: Khi mà lượng bụi bẩn không thể tới được cảm biến, việc lau chùi một máy ảnh mirrorless sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Tốc độ chụp rất nhanh: Không sử dụng gương lật đồng nghĩa với việc tốc độ chụp của máy không bị giới hạn bởi sự di chuyển lên xuống của gương lật. Điều này đồng nghĩa với tốc độ chụp của máy ảnh mirrorless hiện nay cực nhanh với số khung hình lên tới 10-12 fps và tiếng ồn phát ra ít hơn nhiều.

Live Preview: với máy ảnh không gương lật, các bạn có thể nhìn trước màu sắc, độ sáng tối của bức ảnh khi nhìn vào ống ngắm điện tử (EVF) hay trên màn hình LCD.

Lấy nét nhanh hơn: ngày nay, rất nhiều máy ảnh mirroless sử dụng công nghệ lấy nét lai, vì vậy các bạn sẽ không cần lo lắng về sự sai lệch của cảm biến pha và gương lật thứ hai trong máy ảnh. Công nghệ mới giúp cảm biến pha được đặt ngay trên cảm biến máy ảnh, việc lấy nét sẽ nhanh hơn nhiều.

A6300 và mới nhất là A6500 có tốc độ lấy nét nhanh nhất thế giới 0,05s
Khả năng bao quát: với ống ngắm quang học, các bạn chỉ có thể quan sát được khoảng 95% diện tích bức ảnh bạn chụp được. Nhất là với những dòng máy DSLR đời cũ. Với ống ngắm điện tử, bạn sẽ quan sát được 100% bức ảnh.

Lấy nét trong điều kiện ánh sáng kém tốt hơn: Nếu trong điều kiện ánh sáng kém, việc ngắm và lấy nét qua ống kính quang học khá khó khăn. Khi sử dụng máy ảnh mirrorless các bạn hoàn toàn có thể tăng độ sáng trên ống ngắm điện tử để có thể nhìn cảnh vật rõ ràng và lấy nét chính xác hơn. Tất nhiên, hiện tượng nhiễu hạt sẽ xuất hiện nhưng dù sao cũng giúp chúng ta lấy nét chính xác hơn là nhìn qua ống ngắm quang học.

Khả năng zoom điện tử: Trong nhiều trường hợp, các bạn sẽ cần sử dụng màn hình liveview để có thể lấy nét chủ thể một cách chính xác. Với máy ảnh mirrorless, các bạn có thể phóng to ngay trên ống ngắm điện tử. Đây là điều không thể đối với máy ảnh DSLR sử dụng ống ngắm quang học.

Số điểm lấy nét lớn: như các bạn thấy, phần lớn các máy ảnh DSLR đều bị giới hạn bởi số điểm lấy nét. Trong nhiều trường hợp, việc lấy nét vào rìa chủ thể là hết sức khó khăn. Với máy ảnh mirrorless, khi mà cảm biến pha được đặt ngay trên cảm biến máy ảnh, sẽ hầu như không còn giới hạn về điểm lấy nét. Cảm biến có thể nhận diện được hầu hết số điểm điểm lấy nét trên khung hình.

A6300 và mới nhất là A6500 có số điểm lấy nét theo pha cao nhất thế giới: 425 điểm.

Tự động phân tích và theo dõi chủ thể: Nếu đã từng chụp động vật thì các bạn có thể hiểu sự khó khăn trong việc lấy nét như thế nào. Nhất là khi chụp các loài chim. Tuy nhiên, máy ảnh mirrorless có chức năng phân tích và tự động theo dõi chủ thể mà bạn mong muốn.

Với công nghệ mới của Sony trên A6000, A6300, A6500 cho khả năng theo dõi lấy nét tự động mật độ cao kích hoạt các điểm lấy nét tự động quanh chủ thể với mật độ cao để phát hiện và theo dõi theo các chủ thể chuyển động một cách chính xác và đáng tin cậy.

Bảo vệ mắt: Khi nhìn qua ống ngắm quang học, các bạn cần cẩn tránh nhìn trực tiếp vào mặt trời, nhất là khi sử dụng các ống kính có tiêu cự dài để tránh hỏng mắt. Ống ngắm điện tử trên các máy mirrorless đã giải quyết rất tốt vấn đề này.

Một số hạn chế của máy ảnh Mirrorless

  • Ống ngắm điện tử còn hạn chế: Không thể phủ nhận sự tuyệt vời của ống ngắm điện tử so với ống ngắm quang học. Tuy nhiên do sự hạn chế về mặt công nghệ mà ống ngắm điện tử vẫn còn gặp hiện tượng trễ trong một số trường hợp. Ngoài ra màu sắc và độ tương phản khi nhìn vào kính ngắm điện tử vẫn còn cao mà không mang đến cảm giác chân thực như khi nhìn vào các ống kính quang học.
  • Với công nghệ của mình, độ trễ màn hình của Sony giữ ở mức gần như tối thiểu.
  • Thời lượng pin thấp: Một nhược điểm lớn của dòng máy mirrorless là thời lượng pin thấp. Việc sử dụng màn hình LCD và kính ngắm điện tử với độ sáng cao chính là nguyên nhân khiến dòng máy này tiêu tốn lượng pin lớn hơn so với dòng máy DSLR. Một máy ảnh mirrorless chỉ có thể chụp khoảng hơn 300 kiểu với mỗi lần sạc đầy, điều này gây ra trở ngại lớn với những chuyến đi xa và những nhiếp ảnh gia làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Bạn sẽ sử dụng dòng máy nào?

Như các bạn có thể thấy, do hệ thống cơ, quang học khác nhau mà mỗi dòng máy ảnh DSLR hay Mirrorless lại có những ưu nhược điểm riêng biệt. Với hệ thống cơ, quang học ít phức tạp hơn, dòng máy Mirrorless sở hữu những ưu điểm vượt trội so với dòng máy DSLR. Tuy nhiên do sự hạn chế về công nghệ mà máy ảnh Mirrorless vẫn chưa thể ưu việt như DSLR trong nhiều trường hợp. Ngoài ra số lượng ống kính trên dòng máy DSLR đa dạng và thú vị hơn rất nhiều. Nếu ưa thích sự tiện lợi và nhỏ gọn và công nghệ mới thì dòng máy Mirrorless là một sự lựa chọn chính xác

Máy ảnh Dslr hay Mirrorless???
4.7 trên 283 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status