Cụm từ “biến đổi gen” (BĐG) cũng không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam, thế nhưng nếu hỏi rằng bạn có biết thông tin gì về loại thực phẩm này, thực phẩm hằng ngày bạn ăn có liên quan đến cây trồng BĐG hay không, thì hầu hết mọi người đều rất mơ hồ. Người mua thực phẩm không để ý, không biết, và ngay cả người bán cũng chẳng có kiến thức gì hơn.
Viễn cảnh về một thế giới với “những ruộng đồng bát ngát trù phú, cung cấp đủ lương thực cho toàn bộ dân số thế giới với con số khổng lồ gần lên tới 9 tỷ người nhờ những giống cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh, năng suất cao, nơi mà người nông dân thảnh thơi không phải lo lắng nhiều về việc phun thuốc trừ sâu, giảm lượng nước tưới bón và công chăm sóc” là một cái bẫy mà các tập đoàn công nghệ sinh học xuyên quốc gia xây dựng lên nhân danh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nó được tô màu lấp lánh tính nhân văn để che đi những góc khuất chứa đầy rủi ro.
Chẳng hạn như chất diệt loài gây hại có trong cây trồng chứa GMO còn mới lạ với con người và khi ăn vào, cơ thể chúng ta không biết phải xử lí chúng như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta biết chắc chắn rằng chất diệt loại gây hại (một thuật ngữ gồm có thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm) có liên quan đến bệnh ung thư, các bệnh thần kinh như bệnh Parkinson và một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Chúng cũng bị chỉ ra là nguyên nhân gây bệnh ung thư ở trẻ em.
Tiếp đến nhiều nhà khoa học cũng cho rằng thực phẩm biến đổi Gen (GMO) tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng, như khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể. Ở bệnh viện Sherbrooke (Canada), trong năm 2011, các bác sỹ cho biết có 93% phụ nữ mang thai và 82% các thai nhi được kiểm tra có protein thuốc trừ sâu trong máu. Đây là một loại protein gây dị ứng, từ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Những điều trên cho thấy nguy cơ rất lớn trong việc sử dụng thực phẩm GMO đối với thai phụ và thai nhi.
Năm 2009, Viện Hàn lâm Y học Môi trường Mỹ (AAEM) kêu gọi tạm dừng sản xuất và buôn bán các loại thực phẩm biến đổi gen (GMO). Bởi trước đó, trong các nghiên cứu của Viện, khi cho các động vật thử nghiệm ăn thực phẩm biến đổi gen (GMO) xuất hiện nhiều bệnh bao gồm cả bệnh vô sinh, rối loạn hệ miễn dịch, lão hóa sớm, sự loạn gen có liên quan tới sự tổng hợp cholesterol, sự điều tiết insulin và sự thay đổi trong gan, thận, lá lách và hệ tiêu hóa. Vì vậy, các chuyên gia của AAEM đã khuyến cáo các bác sĩ nên đưa chế độ ăn không có thực phẩm GMO cho tất cả bệnh nhân.
Việc sử dụng thức ăn biến đổi gen đã không có sự đồng thuận rộng rãi của giới tiêu thụ trên thế giới. Chống đối thức ăn biến đổi gen mãnh liệt nhất là của giới tiêu thụ ở châu Âu và Nhật Bản, tại đây tất cả các loại thực phẩm biến đổi gen đều bị cấm. GMOs hiện nay đã có nhãn hiệu, bị hạn chế, hoặc bị cấm ở trên 64 quốc gia, bao gồm toàn bộ Liên minh Châu Âu (Anh, Na Uy, Luxembourg, Áo, Đức, Pháp, Hungary, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy lạp và Ireland).