Phân biệt các loại nhựa độc hại & an toàn trong các vật dụng thường ngày

Mọi người thường có xu hướng tận dụng lại các loại chai lọ nhựa để đựng nước uống hàng ngày. Nhưng các bạn đã bao giờ nghĩ là những chai lọ nhựa đó có an toàn không khi được tận dụng lại hoặc các bạn có bao giờ kiểm tra xem trên thân hoặc dưới đáy chai có các ký hiệu gì trước khi mua hoặc tái sử dụng không.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn các loại nhựa an toàn cho sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình nhé.
Trước khi mua hoặc trước khi muôn tận dụng các loại chai lọ nhựa các bạn cần xem ký hiệu trên chúng là gì:
 .

Mã số 1 – PET hoặc PETE (polyethylene terehthalate)

PET

Hình ảnh: ký hiệu nhựa loại 1 PET.

  • PET hoặc PETE là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có chể tạo màng hoặc tạo dạng chai lọ. Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas….
  • Hầu hết các chai soda và chai nước khoáng… đều thuộc loại đồ nhựa số 1. Loại nhựa này nói chung là an toàn, tuy nhiên, không nên tái sử dụng để chứa đựng nước uống hay thức ăn. Lý do với bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng, xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ, rất khó rửa sạch. Nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể. Loại nhựa này được xem là loại đồ nhựa chỉ nên sử dụng một lần và rất dễ tái chế.
 Kết quả hình ảnh cho PET bottle
.

Mã số 2 – HDPE (high density polyethylene)

HDP tức là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao, là loại nhựa dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

Loại nhựa này tuy có màu đục nhưng nó lại rất an toàn và có khả năng tích tụ vi khuẩn thấp..

Có thể tái sử dụng nhưng nếu thực sự không cần thiết thì vẫn nên hạn chế sử dụng loại nhựa này. Nhiệt độ gây hại 1100c.

Kết quả hình ảnh cho hdpe plastic

.

Mã số 3 – PVC (Polyvinyl chloride)

Được làm từ polyvinyl clorua, hoặc PCV – là loại nhựa rất độc hại cho sức khỏe của con người.

Trong đó nhựa PVC được đánh giá là loại nhựa nguy hiểm nhất, chúng có thể gây ra bệnh ung thư cho con người. Qúa  trình sản xuất PVC thải ra chất dioxin, một chất gây ung thư. PVC cũng là nhựa có thể tái chế. Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C.

PVC là loại nhựa mềm và dẻo chủ yếu dùng sản xuất ống nước nhựa, áo mưa, nệm, hộp đựng thực phẩm. PVC chứa phthalates có thể gây rối loạn hóc môn gây dị tật bẩm sinh.

Hiện nay việc sử dụng các loại nhựa PVC trong các vật dụng như: đồ chơi trẻ em, ống nước…cũng đang là vấn đề gây tranh cãi cho giới khoa học.

Do đó nếu bạn mua nước mà thấy các ký hiệu này thì các bạn cần phải tránh xa nó.
Kết quả hình ảnh cho PVC plastic

.

Mã số 4 – LDPE (Low density Polyethylene)

LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.

Các sản phẩm thường thấy như túi nhựa, túi giặt khô, túi rác. LDPE an toàn hơn PVC. LDPE có thể tái sử dụng.

Kết quả hình ảnh cho LDPE

.

Mã số 5 – PP (Polypropylene)

PP là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 160 độ C. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt.

Chú ý: Một số hộp có mã số 5 nhưng nắp hộp mã số 1 thì khi sử dụng trong lò vi sóng cần bỏ nắp hộp ra.

Kết quả hình ảnh cho pp plastic

.

Mã số 6 – PS (Polystyrene)

PS là loại nhựa nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic, các sản phẩm dùng một lần. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

PS có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh vì tiết ra styrene.

Kết quả hình ảnh cho PS plastic

.

Mã số 7 – PC hoặc không có kí hiệu

PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Sản phẩm chứa loại nhựa này có chứa BPA rất nguy hiểm, có thể phân giải ra chất gây ung thư.

Kết quả hình ảnh cho BPA plastic

Đây là loại nhựa có chứa bisphenol-A (BPA). Chất này có khả năng bị thôi nhiễm vào thực phẩm và có các tác động không tốt với sức khỏe như thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, rối loạn tim mạch, ung thư, vô sinh… Vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng hay tái sử dụng chúng với bất kỳ hình thức gì.

————————–

Mã số 2,4,5 có độ an toàn cao hơn những mã số  còn lại, mã số 1 an toàn nếu chỉ dùng 1 lần, mã số 7 nên dùng nếu có nhãn “nhựa sinh học” hoặc “BPA free”.

Hình ảnh có liên quan

Để lựa chọn đồ dùng nhựa để đựng thực phẩm, đồ uống,… thì nên chọn những sản phẩm BPA Free (Tức không chứa BPA) để đảm bảo an toàn cho sức khỏe >> Tham khảo loại sản phẩm trên > tại đây

 

Vệ sinh hộp nhựa đúng cách

Đối với hộp đựng thực phẩm có dầu mỡ, nên sử dụng khăn giấy để lau sạch vết dơ và dầu mỡ bám trên đó, sau đó rửa lại với nước rửa chén và tráng qua nước sạch.

Điều này hạn chế việc trầy xước và không phải sử dụng đến nhiệt độ cao để làm sạch chúng. Một số người đã sai lầm khi trụng nước sôi hộp nhựa vì khi đó các chất dộc có điều kiện thôi nhiễm ra bên ngoài.

Một thói quen khác không tốt đó là dùng chất tẩy rửa mạnh và kỳ rửa mạnh tay với các vết bẩn. Việc làm này khiến hộp nhựa bị trầy xước làm chỗ trú cho vi khuẩn và các chất bẩn.

Bạn muốn tìm mua các sản phẩm tốt cho sức khỏe, cũng như đảm bảo chất lượng, hãy liên hệ với Unishipping.vn (h) inbox vào fanpage chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Phân biệt các loại nhựa độc hại & an toàn trong các vật dụng thường ngày
5 trên 310 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status